Việc không kiểm tra máy thường xuyên dẫn đến tình trạng máy bị chậm, lỗi, virus,... Nhiệt độ máy cao sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ và chất lượng sử dụng máy tính. Để bảo vệ máy tính của mình một cách tốt nhất, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để biết cách kiểm tra nhiệt độ CPU của máy.
Để bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc kiểm tra CPU, chúng tôi sẽ trình bày rõ lý do sau đây: Máy tính đã và sẽ đang trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tương tự như các món đồ khác, laptop cũng cần được kiểm tra và bảo trì. Khi sử dụng trong thời gian dài bạn phải kiểm tra nhiệt độ CPU vì CPU là một bộ phận quan trọng của máy tính.
Trong quá trình máy tính hoạt động, điện năng của CPU sẽ được chuyển thành nhiệt năng gây nóng máy. Mỗi loại máy đều có một mức giới hạn nhiệt nhất định. Vì thế, nếu để nóng quá lâu vượt quá mức cho phép thì CPU sẽ bị xuống cấp và hư hỏng. Đó cũng là lý do tại sao khi mua máy tính thì nhiều người thường mua kèm quạt tản nhiệt để bảo vệ CPU của máy.
Đa số người dùng không có chuyên môn về máy tính sẽ không tìm hiểu về nhiệt độ của CPU. Bao nhiêu độ là nhiệt độ lý tưởng để máy tính hoạt động tốt và bền bỉ bạn đã biết chưa?
Câu trả lời là: CÓ. Thay vì sử dụng các phần mềm để kiểm tra, bạn có thể sử dụng 2 cách sau để xác định được mức nhiệt của máy tính.
Khi máy tính nóng lên, chỉ cần dùng tay đặt lên bàn phím máy tính thì bạn cũng có thể cảm nhận được độ nóng lạnh của CPU máy. Hoặc nếu máy tính sử dụng lâu bắt đầu có dấu hiệu load chậm thì bạn cũng có thể hiểu là do mức nhiệt của CPU đã quá tải. Tuy nhiên, đây chỉ là cách để bạn phán đoán được nhiệt độ máy tính bằng cảm quan, không thể chính xác bằng con số cụ thể.
BIOS là hệ thống kiểm tra các tính năng có sẵn trong máy tính của bạn. Để khởi động hệ thống này, bước đầu tiên bạn cần restart lại máy tính của mình. Khi máy mở lên, logo của nhà sản xuất hiện ra thì bạn phải bấm các phím chức năng để mở BIOS. Tùy vào từng dòng máy khác nhau thì phím chức năng cũng sẽ khác nhau, có thể kể đến như phím: F2, F10,F12, Del,…
Sau khi BIOS mở ra, chọn mục “Power”, lúc này các thông số của “CPU Temperature” hiện ra sẽ cho bạn biết mức nhiệt độ hiện tại của máy tính. Đối với một số loại máy mới được nâng cấp từ BIOS lên UEFI thì nhiệt độ máy tính sẽ hiển thị ngay đầu tiên trong mục “Temperature” để bạn dễ theo dõi hơn.
Để có thể kiểm tra nhiệt độ một cách chính xác nhất thì bạn nên cài đặt phần mềm trong máy tính của mình. Các phần mềm kiểm tra CPU sẽ xử lý dữ liệu và đưa ra kết quả quyết định xem laptop của bạn đã đến lúc cần bảo trì hay chưa. Đặc biệt, các phần mềm này ngoài việc cung cấp thông tin về nhiệt độ CPU sẽ hiển thị thêm các thông số khác về hệ thống vi xử lý, phần cứng, hiệu suất hoạt động của máy,... Vậy nên sử dụng phần mềm nào để đo nhiệt độ CPU? Ưu điểm của từng phần mềm như thế nào? Sau đây DBK xin liệt kê một số phần mềm để bạn tham khảo. Top 5 phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU tốt nhất:
Core Temp luôn là cái tên đầu tiên trong hệ thống các phần mềm kiểm tra nhiệt độ chính xác nhất. Core Temp giúp thống kê chính xác các thông số của bộ vi xử lý hệ thống của máy tính, đặc biệt là đối với dòng máy Win 10. Một cách nhanh chóng, phần mềm này sẽ kiểm tra đầy đủ các thông tin về CPU, tên, lõi máy tính bạn sử dụng, thông số Mainboard,... và quan trọng nhất là nhiệt độ CPU laptop của bạn. Tính năng của phần mềm này giúp bạn xác định được mức nhiệt khi máy nóng lên để giảm tải các chương trình đang chạy tránh trường hợp các sự cố hệ thống xảy ra.
Sau khi đã tải phần mềm về máy, bạn chỉ cần mở ứng dụng lên là sẽ có ngay thống kê về mức nhiệt độ CPU hiện tại. Nếu không, để kích hoạt tính năng xem nhiệt độ trong hệ thống thì bạn vào “Options” sau đó chọn “Settings”. Chọn các mục lần lượt theo thứ tự “Windows Taskbar” => “Enable Windows 7 Taskbar features” => “Temperature” => “OK”. Các ưu điểm được đánh giá cao của Core Temp:
Real Temp là phần mềm theo dõi và xử lý nhiệt độ CPU từ các loại chip xử lý của Intel. Nhiệt độ của CPU sẽ được hiển thị ở mục “Temperature” của phần mềm. Khác với một số phần mềm, Real Temp còn cập nhật thông số TJ Max (mức nhiệt độ an toàn tối đa của bộ hệ thống vi xử lý). Khi máy tính nóng lên, TJ Max sẽ bắt đầu giảm cho tới mức bằng 0, tức đã quá giới hạn. Khi đó, bộ vi xử lý sẽ điều tiết và đương nhiên là máy tính của bạn sẽ gặp tình trạng hoạt động chậm lại.
Hơn nữa, phần mềm này còn hiển thị thêm mức nhiệt độ thấp nhất tính từ thời điểm bạn bật máy tính. Vì thế, bạn có thể cài đặt phát tín hiệu khi máy tính bắt đầu vượt ngưỡng mức nhiệt độ cho phép. Real Temp sẽ tự đóng các ứng dụng/trình duyệt đang hoạt động khiến nền nhiệt máy quá tải nhằm bảo vệ hệ thống CPU.
Speccy cũng là một trong những cái tên được đánh giá cao để kiểm tra thông tin phần cứng máy tính một cách chi tiết nhất, bảo gồm cả việc kiểm tra nhiệt độ của CPU Win 10. Đây là một phần mềm miễn phí với nền tối giúp người dùng dễ theo dõi một cách tiện lợi nhất. Nếu bạn cần thêm thông tin về hệ điều hành, ổ cứng gắn trong, bo mạch chủ hay tìm hiểu thêm về linh kiện máy thì Speccy sẽ cung cấp tất cả cho bạn. Các tính năng hữu ích của phần mềm Speccy:
Speedfan là ứng dụng dùng để theo dõi nhiệt độ CPU, tốc độ quạt và phần cứng của hệ thống máy tính. SpeedFan kết nối với chip điều khiển để theo dõi điện áp, kiểm tra nhiệt độ bên trong máy. Đây được đánh giá là một trong những phần mềm kiểm tra đơn giản nhất hiện nay. Đặc biệt, phần mềm này còn bổ sung tính năng cách đánh giá hiệu quả và độ bền của ổ cứng HDD. Các ưu điểm của ứng dụng Speedfan:
CPU-Z là một trong những phần mềm nổi tiếng nhờ tính đa chức năng nếu bạn muốn kiểm tra cấu hình máy tính. Phần mềm này sẽ hiển thị đầy đủ thông tin cơ bản về phần cứng máy tính, laptop của bạn. Bao gồm: thông tin của CPU, Cache, Mainboard, Memory và Graphics.
Hơn nữa, CPU-Z còn cho phép hiển thị các số liệu đo lường về tần suất hoạt động của các bộ phận máy. Và nhiệt độ CPU cũng là một trong những thông số quan trọng mà phần mềm này sẽ cung cấp tới bạn. Nếu bạn chỉ cần kiểm tra các thông số thông thường thì đơn giản, tuy nhiên, nếu bạn muốn khai thác thông tin sâu hơn về máy tính thì có lẽ bạn sẽ phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia vì CPU-Z cung cấp khá nhiều dữ liệu, sẽ gây khó khăn về việc đọc hiểu cho những người không có chuyên môn. Ưu điểm tuyệt vời của CPU-Z:
Trên đây, DBK đã thống kê tới bạn cách kiểm tra nhiệt độ CPU dùng phần mềm và không cần dùng phần mềm. Tùy vào nhu cầu người dùng và độ tiện lợi thì bạn có thể lựa chọn cách kiểm tra phù hợp nhất cho máy tính của mình. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn kiểm tra, cũng như khắc phục tình trạng máy tính quá nóng một cách nhanh chóng nhất.