Máy bơm chìm
Máy bơm chìm là dòng máy bơm nước công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong sinh hoạt hằng ngày và trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Máy được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như bơm nước sạch, bơm chất thải, bơm hóa chất,... Cùng DBK.vn đi tìm hiểu về dòng máy bơm này, ứng dụng và cách sử dụng máy bơm đúng cách nhé!
3 Máy bơm chìm
Máy bơm chìm là gì?
Khác với chủng loại máy bơm nước thông thường, máy bơm chìm được thiết kế đặc biệt. Máy có thể đặt chìm sâu dưới nước mà vẫn hoạt động tốt, các motor của máy bơm được bao bọc kỹ càng trong một khoang kín, giúp máy có thể hoạt động đều và ổn định, phần motor của máy sẽ không tiếp xúc trực tiếp với các chất lỏng.
Ưu và nhược điểm của máy bơm chìm
Ưu điểm của máy bơm chìm
Tất cả các máy bơm chìm đều hoạt động bằng điện. Máy có thể hoạt động sâu dưới môi trường nước. Đặc biệt, máy có thể hoạt động trong nhiều môi trường như nước sạch, nước thải, nước thải có lẫn tạp chất, thậm chí là axit loãng hoặc các hóa chất. Ngoài ra, do được đặt dưới nước nên máy được giải nhiệt trực tiếp bằng nước, không lo bị nóng hay quá tải. Máy không cần bơm mồi nước như những loại máy bơm thông thường khác.
Nhược điểm của máy bơm chìm
Máy được đặt sâu và hoạt động dưới nước nên máy thường xuyên bị ăn mòn, đặc biệt là các mối hàn của máy. Máy có tuổi thọ ngắn hơn so với các dòng máy bơm trên cạn. Do máy đặt chìm dưới nước nên khó phát hiện sự cố. Việc bảo trì, bảo dưỡng máy cũng khó khăn.
Phân loại các dòng máy bơm chìm
Máy bơm chìm được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Để có thể lựa chọn được dòng máy bơm phù hợp, người ta chia máy bơm theo các dạng sau
Theo nguồn điện
Với các phân loại này, máy bơm chìm sẽ được phân thành hai loại:
- Bơm chìm 1 pha, còn gọi là bơm chìm có phao
- Bơm chìm 3 pha
Theo công suất
Các dòng máy bơm chìm có nhiều công suất khác nhau từ nhỏ đến lớn, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng.
- Với các máy bơm sử dụng trong dân dụng, người dùng có thể lựa chọn các dòng máy có công suất 1hp, 2hp, 5hp.
- Với những người không có nhu cầu sử dụng máy bơm thường xuyên nên lựa chọn các dòng máy bơm có công suất nhỏ 0.25kW, 0.55kW, 0.75kW.
- Với các máy bơm công nghiệp sử dụng bơm chất thải trong các nhà máy, xí nghiệp hay khu công nghiệp, nên lựa chọn các dòng máy bơm từ 7.5kW - 100kW.
Theo ứng dụng
Nếu phân loại theo mục đích sử dụng có thể phân loại máy bơm chìm thành:
- Máy bơm chất ăn mòn cao như axit, hóa chất, bazơ,... Các máy này được làm từ các vật liệu tốt, chống ăn mòn như inox, gang.
- Máy bơm chất lỏng có cặn, dùng để bơm hút các loại nước thải có lẫn bùn, rác. Máy được làm từ gang, máy có khả năng cắt rác tốt.
Theo vật liệu
Ngoài ra, cũng có thể phân loại máy bơm theo vật liệu sản xuất như:
- Bơm nước được làm từ inox có khả năng chống ăn mòn cao để bơm các hóa chất độc hại, có độ ăn mòn.
- Bơm bằng nhựa dùng để sử dụng ở các môi trường không quá khắc nghiệt, hoặc bơm nước sạch.
Ngoài ra, còn có thể chia các dòng máy bơm dựa trên nguồn gốc máy bơm, giá thành hay thương hiệu. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình loại máy bơm chìm phù hợp.
Hướng dẫn lắp đặt máy bơm chìm đúng cách
- Để máy bơm hoạt động được bền bỉ, bạn cần lắp đặt máy bơm đúng cách. Dưới đây là những lưu ý khi lắp đặt máy
- Lắp đặt máy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Kiểm tra máy lắp đặt đúng chưa bằng cách thử chiều quay của máy.
- Tùy vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn đúng loại máy bơm. Máy bơm nước thải sẽ được cấu tạo khác máy bơm bùn loãng, bùn đặc hay máy bơm hóa chất. Việc lựa chọn đúng máy bơm sẽ giúp máy hoạt động được bền hơn, đúng công suất của máy.
- Chỉ nên mua máy bơm từ các cửa hàng, đại lý phân phối uy tín, chất lượng, có đầy đủ tem mác và chính sách bảo hành rõ ràng.
- Nên nhờ kỹ thuật viên có tay nghề lắp đặt một tủ điều khiển riêng cho máy bơm, bao gồm bộ chống mất pha, ngược pha và chống kẹt roto. Lắp đặt đầy đủ bộ điều khiển sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro về sự cố điện gây cháy, hỏng động cơ.
Hướng dẫn bảo quản máy bơm chìm đúng cách
Lợi ích của việc bảo dưỡng máy bơm định kỳ
- Để tăng tuổi thọ máy, hạn chế hư hỏng, bạn cần bảo trì, bảo dưỡng máy đúng cách. Dưới đây là những lợi ích của việc bảo dưỡng máy bơm
- Giúp kịp thời phát hiện những sự cố và xử lý đúng lúc, tránh hư hỏng máy bơm.
- Đảm bảo an toàn lao động.
- Đảm bảo hiệu suất bơm, nâng cao chất lượng công việc.
Những công việc cần làm để bảo dưỡng máy bơm chìm
- Để bảo dưỡng máy bơm đúng cách, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Vệ sinh các bộ phận bên trong và bên ngoài máy bơm như: aptomat, role, cánh bơm,... Vệ sinh kỹ các chi tiết máy đồng thời kiểm tra các vết rạn nứt, rò rỉ, mòn,... nếu có để xử lý kịp thời.
- Kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật và độ an toàn của các cuộn dây, cảm biến nhiệt, motor bằng cách đo điện trở.
- Kiểm tra lượng dầu trong khoang motor của máy bơm. Nếu có hiện tượng loang dầu tức là dầu đã bị nước vào, cần đổ bỏ thay thế dầu mới, kiểm tra gioăng làm kín có bị hở hay không. Nếu lượng dầu trong khoang còn ít, cần châm thêm cho đầy.
- Kiểm tra lại các mối nối, siết chặt các ốc vít.
- Làm biên bản bảo dưỡng ghi chép lại các sự cố phát sinh, ngày bảo dưỡng để dễ dàng theo dõi
Những điều cần lưu ý khi bảo dưỡng máy bơm
- Các chi tiết, bộ phận được tháo ra để kiểm tra, bảo dưỡng, cần được lắp ráp lại đúng vị trí và thứ tự như ban đầu.
- Nên sử dụng dầu đảm bảo chất lượng, theo đúng các khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Cần đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, ổn định trước khi trả thiết bị xuống nước.
Giá máy bơm chìm rẻ nhất tại DBK.vn
Trên đây là một số thông tin cơ bản về máy bơm chìm, các lắp đặt và bảo dưỡng máy. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về dòng máy bơm này và sử dụng đúng cách để nâng cao hiệu suất bơm của máy. Ngoài ra, để sở hữu máy bơm chìm phù hợp, hãy liên lạc đến chúng tôi - DBK.vn. Với số lượng sản phẩm đa dạng đi kèm với mức giá tốt nhất thị trường, chắc chắn bạn sẽ hài lòng về sản phẩm của chúng tôi.