x Đóng

Thiết bị đo lực kéo

Thiết bị đo lực kéo là một thiết bị chuyên dùng trong các nhà máy sản xuất da, vải, nhựa. cao su…..Hiện nay các thiết bị đo lực kéo đã trở nên khá phổ biến bởi độ chính xác cao và tính ứng dụng phổ biến rộng rãi của nó. Hầu hết các loại thiết bị đo lực kéo đều có thiết kế đơn giản, kích thước nhỏ gọn dễ dàng di chuyển ở các vị trí đo khác nhau.

12 Thiết bị đo lực kéo

Giới thiệu về thiết bị đo lực kéo

Với chức năng chính là đo lực kéo thì thiết bị này giúp chúng ta dễ dàng kiểm tra điểm đứt của dây an toàn, kiểm tra độ kết dính của các chất kết dính thông qua việc đo lực kéo tác động lên hay đó lực tác động lên một sản phẩm từ đó đưa ra được khuyến cáo về tải trọng tối đa cho sản phẩm đó. Từ những ứng dụng trên có thể thấy thiết bị đo lực kéo là vô cùng cần thiết trong các nhà máy sản xuất.

Phân loại thiết bị đo lực kéo

Trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị đo lực kéo khác nhau cần có sự phân biệt rõ ràng các loại thiết bị đo này để chúng ta có sự lựa chọn tốt nhất. Có 2 tiêu chí phân loại cơ bản là phân loại theo thiết kế và phân loại theo nguyên lý hoạt động. Ở mỗi nhóm tiêu chí sẽ đưa ra những kết quả phân loại khác nhau.

Phân loại theo thiết kế

Dựa trên tiêu chí phân loại theo thiết kế dựa trên cấu tạo cơ bản của sản phẩm cũng như ưu và nhược điểm của từng loại chúng ta có thể phân loại thiết bị đo lực kéo thành 3 loại chính gồm: thiết bị đo lực kéo điện tử, thiết bị đo lực kéo cơ, thiết bị đo lực kéo đồng hồ.

Thiết bị đo lực kéo điện tử

Cấu tạo của thiết bị đo lực kéo điện tử

Thiết bị đo lực kéo điện tử có cấu tạo đơn giản với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng

  • Vỏ của thiết bị đo lực kéo điện tử được làm từ chất liệu nhựa ABS có độ bên cao, chống va đập mạnh nhờ đó có thể bảo vệ các thiết bị máy móc trong máy được lâu bền. Hơn thế nữa với phần vỏ máy được làm từ nhựa ABS cao cấp là lớp bảo vệ hoàn hảo giúp máy có thể làm việc được trong các môi trường khắc nghiệt, có nhiệt độ môi trường cao, chống ẩm, chống bụi, chịu nhiệt cực kì tốt.
  • Với các thiết bị đo điện tử phía trong máy sẽ có hệ thống điện tử được xem là bộ não tiếp nhận và xử lý thông tin của máy. Thông thường trong các thiết bị đo lực kéo điện tử này sẽ có một bộ phận gọi là cảm biến lực, cảm biến lực này hoạt động như một lò xo, khi có áp suất tác dụng lên lò xo này sẽ uốn cong để cho phép đồng hồ đo biến dạng để đo biến dạng. Sau đó máy đo biến dạng này sẽ đưa đến một điện áp đầu ra và được chuyển đổi thành con số hiện lên ở bảng đo.
  • Màn hình hiển thị của các thiết bị đo lực kéo điện tử thường là màn hình LCD, nơi hiển thị thông số quan trọng để người dùng có thể biết được lực kéo tác động lên vật. Ở một số thiết bị đo lực kéo điện tử tiên tiến hơn các con số còn có hiển thị ngược, tức là dù ơ vị trí nào, cầm thiết bị đo ngược xuôi thì người sử dụng cũng hoàn toàn có thể đọc được các thông số một cách dễ dàng mà không gặp khó khăn trở ngại gì

Thiết bị đo lực kéo 1

Cách sử dụng thiết bị đo lực kéo điện tử

Thiết bị đo lực kéo điện tử rất dễ sử dụng, hầu như bất cứ ai cũng có thể thao tác mà không cần đến những kiến thức chuyên môn cao. Thiết bị khi sử dụng thường cần kết hợp với các phụ kiện như móc, kẹp…

  • Đầu tiên cần kết nối các đầu phụ kiện phù hợp với nhu cầu sử dụng
  • Bật công tắc ở phần thân máy về nút ON, tùy mỗi loại máy khác nhau sẽ có dạng công tắc bấm hoặc công tác gạt.
  • Cân chỉnh kim hiển thị trên bảng điện tử về giá trị 0
  • Dùng lực tay hoặc máy kéo để tác động lực lên vật cần đo cho đến khi mẫu đo không còn lực nào phản kháng lại, khi đó màn hình sẽ hiển thị các thông số, đó chính là kết quả đo chúng ta thu được.

Thiết bị đo lực kéo 2

Ưu điểm thiết bị đo lực kéo điện tử

Thiết bị đo lực kéo điện tử thường có thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng có tính thẩm mỹ cao, rất hiện đại. Vì là thiết bị đo lực kéo điện tử nên các thông số hiển thị thường có độ chính xác cao. Các thiết bị đo lực kéo điện tử thường có tính ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Thiết bị đo lực kéo 3

Nhược điểm thiết bị đo lực kéo điện tử

Bên cạnh những ưu điểm lớn mà thiết bị đo lực kéo điện tử mang lại thì thiết bị cũng có những hạn chế nhất định. Nếu bạn không chú ý sản phẩm có thể hết pin trong quá trình sử dụng điều này sẽ gần phiền hà cho bạn.

Thiết bị đo lực kéo cơ

Cấu tạo thiết bị đo lực kéo cơ

Thiết bị đo lực kéo cơ là thiết bị được sử dụng nhiều trong việc kiểm tra lực kéo căng của lò xo. Với cấu tạo 3 phần cơ bản

  • Phần đuôi của thiết bị đo lực kéo cơ được làm bằng hợp kim chất lượng cao chống rỉ sét, ăn mòn, có thiết kế dạng móc cong dễ dàng móc vào các vật khác để tạo lực kéo dễ dàng hơn.
  • Phần đầu thiết bị đo lực kéo cơ là một thanh nhỏ có độ dài vừa phải có thể đo được lực kéo theo phương ngang hoặc phương dọc theo ý muốn vô cùng linh hoạt.
  • Phần thân thiết bị đo lực kéo là các dải lực được phân chia và hiển thị rõ trên thiết bị. Lực đo được bao nhiêu thì phần lò xo dãn ra bấy nhiêu và được hiển thị rõ nhờ con trỏ trong lò xo sẽ dừng đúng vào con số hiển thị trên thân lo xo. Thông thường các số hiển thị này được in từ các loại mực khó phai kể cả tiếp xúc với các chất dầu mỡ hay chất tẩy rửa mạnh.
Cách sử dụng thiết bị đo lực kéo cơ

Là thiết bị đo lực kéo dạng cơ nên cách sử dụng vô cùng đơn giản. Chỉ cần móc (treo) vật cần đo lực vào phần đuôi thiết bị đã được thiết kế dạng móc cong rất dễ dàng móc kéo các vật, sau đó có thể đo theo phương thẳng đứng (dọc) hoặc phương nằm ngang tùy vào sự tiện lợi của môi trường đo. Sau đó quan sát con trỏ dừng lại ở con số nào trên dải phân cách đó sẽ chính là kết quả lực mà thiết bị đo được

Ưu điểm thiết bị đo lực kéo cơ

Điểm cộng lớn nhất của loại thiết bị đo kéo cơ này chính là sự nhỏ gọn trong mẫu mã, thông thường các sản phẩm đo lực kéo cơ có trọng lượng giao động từ 100 - 900 gram. Bên cạnh đó các dạng đo lực bằng kéo cơ này thường cơ chế hoạt động đơn giản nên sản phẩm dễ dàng sử dụng phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Nhược điểm thiết bị đo lực kéo cơ

Với nhiều ưu điểm vượt trội tuy nhiên các thiết bị đo lực kéo cơ thường được dùng trong các phòng thính nghiệm hay các phân xưởng nhỏ, trường học, các cơ sở sửa chữa và bảo trì máy móc hạng nhẹ vì thiết bị này chỉ đo được lực nhỏ

Thiết bị đo lực kéo 5

Thiết bị đo lực kéo có đồng hồ

Cấu tạo thiết bị đo lực kéo có đồng hồ

Thiết bị đo lực kéo có đồng hồ hay còn gọi là đồng hồ đo lực kéo là một thiết bị dùng nhiều trong các xưởng gia công cơ khí chính xác. Cấu tạo của thiết bị đo lực kéo có đồng hồ cũng có 3 phần cơ bản như thiết bị đo lực kéo cơ tuy nhiên có phần đồng hồ hiển thị nên kết quả đo có độ chính xác cao hơn.

  • Phần móc cuối được làm từ hợp kim chất lượng cao hạn chế rỉ sét và ăn mòn. Thiết kế dạng móc cong để dễ dàng móc kéo các vật
  • Phần tay cầm phía trên nhỏ gọn dễ dàng cầm nắm và sử dụng
  • Điểm đặc biệt ở thiết bị lực kéo này là có đồng hồ đo có độ chia số nhỏ giúp cho kết quả hiển thị có độ chính xác cao.

Thiết bị đo lực kéo 6

Cách sử dụng thiết bị đo lực kéo có đồng hồ

Thiết bị đo lực kéo đồng hồ có cơ chế hoạt động đơn giản từ việc tác động lực lên vật mẫu làm kim đồng hồ xoay vòng hiển thị số đo.

  • Đầu tiên cần xoay vít để điều chỉnh kim max về 0, điều này giúp cho đồng hồ hiển thị được chính xác kết quả đo lực
  • Vị trí vật đo, cần đặt đầu dò vuông góc với vật cần đo, tác dụng lực vào đầu dò này. Trong quá trình tác động lực và đầu dò lưu ý vẫn luôn để đầu dò vuông góc.
  • Khi đã đạt lực ở mức tối đa, thả đầu dò ra khỏi vật thể, kết quả sẽ hiển thị trên đồng hồ.
Ưu điểm thiết bị đo lực kéo có đồng hồ

Với loại thiết bị đo lực kéo có đồng hồ này thường cho ra kết quả hiển thị có độ chính xác cao vì độ chia số nhỏ. Thiết kế nhỏ gọn dễ dàng sử dụng và có tính ứng dụng cao trong việc đo lực kéo lực căng dây, cáp, dệt, dây đai và nhiều hơn nữa một cách dễ dàng. Được sử dụng nhiều trong ngành may mặc, ngành sản xuất…

Thiết bị đo lực kéo 7

Nhược điểm thiết bị đo lực kéo có đồng hồ

Bên cạnh những ưu điểm của sản phẩm, loại thiết bị đo lực kéo có đồng hồ thường có giá thành khá cao so với các loại khác

Phân loại theo nguyên lý hoạt động

Dựa trên nguyên lý hoạt động của các loại máy đo lực có thể chia ra 2 loại là máy đo lực kéo và máy đo lực đẩy. Cùng tìm hiểu về một số ưu và nhược điểm của 2 loại này

Máy đo lực kéo

Ưu điểm của máy đo lực kéo

Máy đo lực kéo với chức năng chính là kiểm tra độ bền của sản phẩm như kiểm tra độ kéo đứt, kiểm tra độ dãn dài, phần trăm độ dãn dài tại lực kéo lớn nhất. Máy đo lực kéo có nhiều ưu điểm vượt trội như tính ứng dụng của sản phẩm cao, phổ biến, máy có thể đo được lực kéo hạng nặng, có công suất lực lớn lên đến 10 tấn. Bên cạnh đó các máy đó lực kéo tích hợp nhiều đơn vị chuyển đổi khác nhau như kgf, lbf , N , kN, kPa, MPa… tùy nhu cầu và tính chất của mỗi phân xưởng khác nhau. Thông thường các loại máy đo lực kéo cho ra kết quả có độ chính xác cao giao động khoảng ± 0,5%. Máy đo lực có kéo có tính ứng dụng cao trong nhiều ngành, dệt may, giày da, nhựa, cao su, kim loại…..

Thiết bị đo lực kéo 8

Nhược điểm của máy đo lực kéo

Với các máy đo lực kéo thường có công nghệ tiên tiến hiện đại, tích hợp nhiều tính năng tối ưu vì thế giá thành các sản phẩm khá cao nhưng bù

Máy đo lực đẩy

Ưu điểm của máy đo lực đẩy

khi tác dụng một lực vào vật sẽ khiến cho vật có thể bị biến đổi chuyển động hoặc biến dạng, thông thường cần sử dụng đến máy đo lực đẩy để kiểm tra độ chịu lực đẩy của sản phẩm. Máy đo lực đẩy có tính ứng dụng trong các ngành công nghiệp như đo lực đẩy của ống tiêm, lực đẩy của xe hàng, lực đóng của oto….Các máy đo lực đẩy thường có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ dễ dàng sử dụng.

Thiết bị đo lực kéo 9

Nhược điểm của máy đo lực đẩy

Cũng như máy đo lực kéo, các máy đo lực đẩy thường có giá thành cao nhưng bù lại có chất lượng sản phẩm tốt, hữu ích cho người dùng.

Ứng dụng của thiết bị đo lực kéo

Ngày nay trong các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị đo lực kéo dường như là sản phẩm không thể thiếu, nhờ có thiết bị này giúp các nhà máy kiểm tra được sản phẩm của mình, kiểm soát được chất lượng đầu ra của sản phẩm. Đặc biệt thiết bị đo lực kéo được dùng nhiều trong các ngành như ngành dệt may, thử nghiệm độ bền liên kết của các loại da, quai xách, vải dệt,.....Trong các ngành công nghiệp khác như kiểm tra độ dãn của lò xo, độ đàn hồi của cao su…. Bởi tính ứng dụng cao và sự cần thiết hữu ích của nó mà ngày nay các thiết bị đo lực kéo ngày càng trở nên phổ biến, có nhiều mẫu mã thiết kế cũng như thương hiệu khác nhau cho dòng sản phẩm này.

Thiết bị đo lực kéo 10

Khi sử dụng thiết bị đo lực kéo cần chú ý những gì?

Qua những tìm hiểu trên chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng sự hữu ích của của các thiết bị đo lực kéo. Cũng chính vì lẽ đó mà các thiết bị đo lực kéo có hiệu suất làm việc cao liên tục trong các nhà máy phân xưởng. Để thiết bị sử dụng được lâu bền khi sử dụng cần chú ý tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng máy, sử dụng máy đúng kỹ thuật. Cần xem kỹ giới hạn lực đo của máy tránh trường hợp sử dụng lực đo quá tải qua với hạn mức của thiết bị đo. Với một số loại máy sử dụng nguồn điện là pin thì cần sử dụng loại pin phù hợp với máy và chú ý để pin luôn đủ để thiết bị hoạt động tốt. Ngoài ra thiết bị luôn cần được bảo quản nơi khô ráo thông thoáng với độ ẩm

Thiết bị đo lực kéo 11

Mua thiết bị đo lực kéo chính hãng tại DBK Việt Nam

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị đo lực kéo khác nhau, khách hàng cần tìm hiểu kỹ và có lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Khách hàng có thể tham khảo những dòng sản phẩm đo lực kéo chính hãng tại DBK. Tất cả các sản phẩm tại DBK đều đảm bảo là hàng nhập khẩu chính hãng, có giấy tờ rõ ràng, có thời gian bảo hành tốt. Khi mua thiết bị đo lực kéo chính hãng tại DBK Việt Nam khách hàng sẽ có được mức giá rẻ cạnh tranh trên thị trường. DBK là một địa chỉ mua hàng uy tín chất lượng mà khách hàng nên tham khảo.

giỏ hàng dbk 0 (0) sản phẩm.