Trong xu thế công nghiệp sản xuất ngày nay, các doanh nghiệp luôn cố gắng chạy đua nhau để sản phẩm được tốt hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Để làm được như vậy, thông số của sản phẩm chính là một trong những yếu tố giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu sản phẩm nhất. Ngoài ra, các trung tâm kiểm định và quy định của nhiều nước cũng rất nghiêm khắc trong việc giám sát những thông tin của sản phẩm như ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Chính vì lẽ đó, việc in ấn thông tin sản phẩm lên bao bì ngành càng được các doanh nghiệp chú trọng hơn nên cần một loại thiết bị chuyên dụng giúp chúng ta làm được việc này nhanh chóng và hiệu quả với số lượng sản phẩm khổng lồ. Máy in date chính là sản phẩm như vậy.
Hình 1: Ví dụ về máy in date
Khoảng 30 năm về trước, nhiều người nghĩ rằng máy tính ra đời sẽ làm cho giấy trở nên bị lỗi thời. Nhiều công ty giấy lo sợ và thậm chí một số công ty còn rẽ hướng sang để phát triển máy tính. Ngày nay, chúng ta không phủ nhận rằng máy tính đã thực sự thống trị mọi ngõ ngách trên hành tinh này, tuy nhiên giấy còn được sử dụng rộng rãi hơn nhiều. Đơn giản vì, giấy là một phát minh quá vĩ đại để có thể thay thế.
Sự trường tồn của giấy kết hợp với sự phát triển của máy tính đã khai sinh ra một ngành công nghiệp mới: ngành in ấn. Giờ đây, ngày càng nhiều người sở hữu máy in trong nhà và hầu hết là máy in phun. Vậy chúng hoạt động như thế nào?
►In bằng kim loại
Hãy cùng chúng tôi trở về vài trăm năm trước, vào thế kỉ 15. Lúc bấy giờ, nhu cầu in ấn của con người chỉ diễn ra với quy mô nhỏ trên các khối gỗ. Việc in ấn chỉ thực sự phát triển khi một người Đức tên là Julian Gutenberg (1400-1468) đã phát minh ra một thứ gọi là "bộ gõ kí tự bằng kim loại". Nghe đến đây chắc hẳn bạn cảm thấy khá quen thuộc đúng không? Đây chính là tiền thân của những máy đánh chữ bạn có thể thấy trong các bộ phim về thập niên 80 của thế kỉ trước. Nó là một loại máy đánh chữ có bàn phím giống như máy tính, nhưng thay vì làm cho các kí tự hiển thị trên màn hình thì loại máy này sẽ in trực tiếp chữ lên giấy.
Khi ngành công nghiệp máy tính trở nên phổ biến vào những năm 1960, nhiều người bắt đầu nghĩ đến việc gõ kí tự lên màn hình, chỉnh sửa sao cho hoàn hảo rồi mới in ra giấy.
Hình 2: Máy in bằng cách đánh chữ thủ công
►In tác động
Các máy in máy tính ban đầu đã vay mượn rất nhiều từ công nghệ máy gõ chữ, nhưng rõ ràng là cần có các phương pháp tốt hơn để in nhanh hơn và hiệu quả hơn. Thay vì sử dụng các hàng đòn bẩy kim loại để đập các chữ cái vào trang như máy đánh chữ kim loại thì máy in máy tính bắt đầu sử dụng ba công nghệ khác.
Một trong số các công nghệ này được gọi là quả bóng golf. Máy đánh chữ hoặc máy in bóng golf có tất cả các chữ cái, số và các ký tự khác cần in được sắp xếp trên bề mặt của một quả bóng kim loại. Để in một từ, quả bóng sẽ quay với tốc độ cao cho đến khi đến kí tự đúng và in vào giấy. Sau đó, quả bóng golf này sẽ lại xoay tròn đến kí tự tiếp theo.
Công nghệ in thứ hai được gọi là bánh xe hoa cúc, trong đó các chữ cái được sắp xếp giống như cánh hoa xung quanh bánh xe trung tâm. Giống như một quả bóng golf, bánh xe hoa cúc quay với tốc độ cao, dừng lại để ấn các chữ cái vào ruy lên giấy khi chúng ở đúng vị trí.
Hình 3: Bánh xe hoa cúc với các chữ cái được khắc ở rìa
Công nghệ in thứ ba, được gọi là ma trận điểm (dot-matrix), đã phổ biến từ những năm 1970 cho đến đầu những năm 1990. Cấu tạo của một máy in ma trận điểm không có loại kim loại nào cả. Thay vào đó, các chữ cái được in bằng một ma trận (lưới hình vuông hoặc hình chữ nhật) gồm vài chục cây kim bằng kim loại ấn vào giấy theo các mẫu có sẵn để tạo ra bất kỳ chữ cái, số hoặc ký tự nào khác. Bạn đôi khi có thể sẽ thấy sản phẩm của máy in ma trận trên các hóa đơn, vé tàu hỏa hoặc rạp chiếu phim. Chúng hoạt động khá nhanh và tương đối rẻ nhưng vô cùng ồn ào.
Hình 4: Các kí tự được tạo thành bởi dot-matrix
Máy in phun là "sự tiến hóa" của máy in ma trận điểm. Thay vì kim loại, máy in phun sử dụng hàng trăm khẩu súng nhỏ để phun những chấm mực vào tờ giấy. Các ký tự in vẫn được tạo thành từ các chấm, giống như trong máy in ma trận điểm, nhưng các chấm rất nhỏ đến mức bạn không thể nhìn thấy chúng. Các loại máy in phun khác nhau phun mực theo nhiều cách khác nhau.
Trong máy in Canon, mực được phun ra bằng cách nung nóng để tạo bong bóng đẩy mực ra ngoài. Đây là lý do tại sao Canon bán máy in của mình dưới tên thương hiệu "Bubble Jet". Máy in Epson hoạt động theo một cách hơi khác. Họ sử dụng một hiệu ứng gọi là áp điện.
Đơn giản mà nói, máy in phun như một đội súng tinh nhuệ, có thể phun ra hàng triệu chấm mực trên giấy mỗi giây.
Có 2 công nghệ chính được dùng trong máy in date hiện nay. Đó là phương pháp phun in liên tục (continuous inkjet) CIJ và phương pháp in phun nhỏ giọt theo yêu cầu (drop-on-demand) DOD.
Phương pháp in phun liên tục (CIJ) trong máy in date được sử dụng thương mại để đánh dấu, mã hóa sản phẩm và đóng gói.
Trong công nghệ CIJ, một máy bơm áp lực cao dẫn chất lỏng mực từ một bể chứa thông qua ống súng và vòi phun siêu nhỏ, tạo ra một dòng mực liên tục. Tiếp theo, một tinh thể áp điện sẽ tạo ra sóng âm khi nó rung trong thân súng và khiến dòng chất lỏng vỡ thành các giọt đều đặn: có thể lên đến 64.000 -165.000 giọt mỗi giây. Các giọt mực phải chịu một trường tĩnh điện được tạo ra bởi tích điện cho một điện cực khi chúng hình thành, thay đổi sao cho phù hợp với độ lệch mong muốn. Các giọt mực sau đó nhờ vậy sẽ bị lệch để có thể đến được vật liệu cần in. Phần lớn các giọt không được in sẽ được quay về để tái sử dụng.
CIJ là một trong những công nghệ phun mực lâu đời nhất đang được sử dụng và khá phát triển. Ưu điểm chính là tốc độ rất cao của các giọt mực (khoảng 20 m/s) cho phép khoảng cách tương đối dài giữa đầu in và vật liệu in. Ngoài ra tần số phóng rất cao cũng cho phép in tốc độ cao.
Hình 5: Nguyên lý hoạt động của phương pháp CIJ
Phương pháp nhỏ giọt DOD được chia thành 2 loại DOD nhiệt và DOD áp điện
DOD nhiệt
Hầu hết các máy in phun sử dụng trong tiêu dùng như các máy in của Canon (hệ thống FINE Cartridge), Hewlett-Packard và Nether, sử dụng quy trình in phun nhiệt. Ý tưởng sử dụng kích thích nhiệt để di chuyển những giọt mực nhỏ được hai nhóm phát triển độc lập cùng một lúc: John Vaught và một nhóm tại Bộ phận Corvallis của Hewlett-Packard và kỹ sư Ichiro Endo của Canon. Ban đầu, vào năm 1977, nhóm của Endo đã cố gắng sử dụng hiệu ứng áp điện để di chuyển mực và vô tình nhận ra mực có thể được phun ra nhờ nhiệt. Công việc của Vaught bắt đầu vào cuối năm 1978 với dự án phát triển in ấn nhanh, chi phí thấp. Nhóm nghiên cứu tại HP phát hiện ra rằng các điện trở màng mỏng có thể tạo ra đủ nhiệt để phun một giọt mực.
Trong quy trình in phun nhiệt, các hộp mực in bao gồm một loạt các buồng nhỏ, mỗi khoang chứa một lò sưởi, tất cả đều được chế tạo bằng phương pháp quang khắc. Để đẩy một giọt từ mỗi buồng, một dòng điện được truyền qua bộ phận gia nhiệt gây ra sự bay hơi nhanh của mực trong buồng và tạo thành bong bóng, gây ra sự gia tăng áp lực lớn, đẩy một giọt mực vào giấy (do đó thương mại của máy phun in Canon là Bubble Jet). Vì phương pháp này không yêu cầu vật liệu đặc biệt nên việc sản xuất đầu in thường rẻ hơn so với các công nghệ in phun khác.
Hình 6: Nguyên lý hoạt động của phương pháp DOD nhiệt (trái) và DOD áp điện (phải)
DOD áp điện
Hầu hết các máy in date thương mại và công nghiệp hoặc một số máy in tiêu dùng (do Epson và Brother Industries sản xuất) sử dụng vật liệu áp điện trong buồng chứa mực thay vì bộ phận gia nhiệt. Khi một điện áp được áp dụng, vật liệu áp điện thay đổi hình dạng, tạo ra một xung áp lực trong chất lỏng, đẩy ra một giọt mực từ vòi phun. Máy in phun áp điện (còn gọi là Piezo) cho phép nhiều loại mực hơn so với máy in phun nhiệt vì không có yêu cầu đối với thành phần dễ bay hơi. Tuy nhiên đầu in đắt hơn do sản xuất sử dụng vật liệu áp điện (thường là PZT, zirconium titanate).
Phương pháp phun in DOD thường sử dụng phần mềm để điều khiển việc phun in. Những ứng dụng sử dụng phương pháp DOD đòi hỏi một khoảng cách tương đối lớn giữa đầu in và vật liệu cần in, nhưng cũng mang lại tốc độ cao, tuổi thọ dài và chi phí vận hành thấp.
Hình 7: Phương pháp DOD áp điện khác nhau cho ra kích thước "dot" khác nhau
Máy in date thường được chia thành 2 loại chính: máy in date có tiếp xúc và máy in date không tiếp xúc.
Những máy in date này in hoặc đánh dấu trên sản phẩm bằng cách tiếp xúc với bề mặt sản phẩm. Dòng máy in date này chủ yếu sử dụng các kí tự được tạo thành từ kim loại hoặc cao su và mực để tiến hành in.
Những máy này không tiếp xúc với bề mặt in hoặc đánh dấu dưới bất kỳ hình thức nào. Thông thường các máy này sử dụng các tia hoặc phun để in. Chùm tia này có thể phát ra từ tia laser hoặc phun mực là cách mà dòng máy in date này in hay đánh dấu. Khi sử dụng dòng máy này, các sản phẩm được in phải được tích hợp trên một dây chuyền khép kín di chuyển với tốc độ không đổi. Một vài máy trong danh mục này có thể kể đến là máy in phun, máy in Laser, máy in date công nghiệp, hệ thống đánh dấu laser.
Ngoài ra máy in date còn được phân loại dựa trên cấu tạo và mục đích sử dụng.
Hình 8: Máy in date cầm tay
Hình 9: Máy in date tự động
Hình 10: Máy in date bán tự động
Sử dụng để in ngày sản xuất, hạn sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Hình 11: Ứng dụng của máy in date trong ngành thực phẩm
In một số thông tin về sản phẩm như logo, tên sản phẩm,... trên bao bì.
Hình 12: Ứng dụng của máy in date trong việc in trên lon nước
In thông tin lên thiết bị gia đình như ống nước,...
Hình 13: Ứng dụng của máy in date trong ngành công nghiệp ống nước
In mã vạch lên tất cả các sản phẩm trên thị trường hiện nay.
Hình 14: Ứng dụng của máy in date trong việc in mã vạch
In thông tin lên trên các hộp thuốc, thiết bị y tế
Hình 15: Ứng dụng của máy in date trong các sản phẩm y học
Trước khi hướng dẫn sử dụng máy in date cầm tay chúng tôi muốn giới thiệu sợ qua cho các bạn những bộ phận của máy, để bạn nắm rõ các bước hướng dẫn sau đó.
Máy in date cầm tay thường được tích hợp những bộ phận như sau:
Máy in date cầm tay là dòng máy dễ sử dụng nhất do đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách sử dụng loại máy này bằng các bước đơn giản sau:
Để các có cái nhìn trực quan hơn trong việc sử dụng máy in date cầm tay. Chúng tôi có làm một video hướng dẫn bên dưới. Mời các bạn theo dõi !!!
Bên cạnh những khuyết điểm, loại máy này cũng tồn tại nhiều khuyết điểm, hãy cùng chúng tôi lướt qua ở bảng bên dưới nhé!!!
Ưu điểm | Khuyết điểm |
Máy hoạt động êm và nhanh hơn máy in dot-matrix | Hộp mực sau một thời gian cần phải vệ sinh để hoạt động in trơn tru |
Có độ phân giải cao hơn và có thể chi tiết in tốt hơn so với máy in dot-matrix | Mực in là nước khi tiếp xúc với nước có thể bị nhòe |
Đòi hỏi ít hoặc không đòi hỏi thời gian khởi động so với máy in bằng tia laser | Thời gian sử dụng ngắn hơn máy in tia laser |
Mực in có thể là nước hoặc dung môi | |
Không đòi hỏi dây để kết nối với nguồn điện do đó rất tiện lợi khi mang theo sử dụng trong nhà kho |
Có nhiều tiêu chí để lựa chọn một máy in date cầm tay. Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn một có tiêu chí chính, các bạn có thể tham khảo để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Hầu hết các loại máy in date cầm tay có giá dao động trên thị trường vào khoảng 300$-1000$ (khoảng 6-30 triệu đồng) với nhiều loại chức năng khác nhau. Tuy nhiên để tránh việc mua phải những mặt hàng kém chất lượng. Hãy tìm hiểu kĩ nhà phân phối cũng như nguồn gốc sản phẩm để tránh mua phải.
DBK Việt Nam hân hạnh là đơn vị nhập khẩu và phân phối chính hãng các sản phẩm máy in date cầm tay với đầy đủ chứng từ đi kèm với giá cả hợp lý cùng chính sách bảo hành đúng quy định sản phẩm. Chúng tôi cam đoan sẽ mang lại cho các bạn những mức giá tốt nhất.
Phần mềm là vô cùng quan trọng khi lựa chọn một máy in date cầm tay vì đây là yếu tố yếu định đến độ lớn, phông chữ, kích thước của nội dung in.
Một số phần mềm được thiết kế gần đây có chức năng ngăn chặn khay mực của bên thứ 3. Bạn có thể tùy vào mục đích sử dụng mà quyết định mua hay không.
Những nhà phân phối tốt và có tâm sẽ luôn tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với khách hàng đồng thời cung cấp chính sách sau mua hàng như bảo trì, hướng dẫn sử dụng, tư vấn đầy đủ.
Đó là những gì mà DBK Việt Nam đã và đang xây dựng nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất tới khách hàng.
Hình 16: Một số bộ phận cần chú ý khi lựa chọn máy in date
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể đưa đến các bạn những thông tin bổ ích về việc lựa chọn và sử dụng máy in date nói chung và máy in date cầm tay nói riêng. DBK Việt Nam, ngoài cung cấp những mặt hàng như dụng cụ thủy lực, dụng cụ khí nén thì còn phân phối các dòng sản phẩm máy in date trong thời gian sắp tới. Chúng tôi cam đoan sản phẩm chính hãng cùng với những chính sách trước và sau khi bán, đảm bảo không làm khách hàng thất vọng.