x Đóng

Bộ nguồn thủy lực

Bộ nguồn thủy lực là hệ thống bơm dầu thủy lực nhằm tạo ra áp suất kết hợp với xy lanh thủy lực để có thể nâng hạ dễ dàng. Bộ nguồn thủy lực được phân thành nhiều loại khác nhau chủ yếu dựa vào điện áp mà phân thành 4 loại chính là: 12V, 24V, 220V và 380V.

8 Bộ nguồn thủy lực

Trong một hệ thống thủy lực thường thấy trong công nghiệp, ngoài các thiết bị chính như: động cơ thủy lực, bơm thủy lực, van, xi lanh thủy lực,… còn có một thiết bị quan trọng khác là bộ nguồn thủy lực. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về cấu tạo và chức năng, ứng dụng của bộ nguồn thủy lực, cũng như những ưu điểm khi dùng.

bộ nguồn thủy lực

Bộ nguồn thủy lực là gì?

Bộ nguồn thủy lực cũng giống như là một mô hình thu nhỏ của hệ thống thủy lực, chúng giúp cho những người mới tìm hiểu về hệ thống thủy lực dễ dàng tiếp cận, từ đó nghiên cứu sâu hơn về hệ thống thủy lực. Bộ nguồn thủy lực (tên khác là trạm nguồn thủy lực) là một bộ/cụm (module) gồm nhiều thiết bị như bơm thủy lực, động cơ thủy lực, thùng dầu, van thủy lực và các phụ kiên khác, dùng để cung cấp dòng chảy áp suất cho động cơ thủy lực, xi lanh và các bộ phận khác hoạt động.

bộ nguồn thủy lực mini

Cấu tạo bộ nguồn thủy lực

Như đã nói ở trên, bộ nguồn thủy lực là một bộ/cụm thiết bị được kết nối lại với nhau thành một hệ thống thủy lực nhỏ, nhằm chuyền đổi năng lượng điện thành năng lượng của chất lỏng thủy lực làm cho các thiết bị thủy lực hoạt động theo yêu cầu.

Vậy, trong bộ nguồn thủy lực phải có thiết bị hoặc động bằng điện và thiết bị hoạt thủy lực và cơ cấu chấp hành. Các thiết bị cơ bản của một bộ nguồn thủy lực là: Động cơ điện, bơm thủy lực, thùng dầu, bộ lọc hồi, hệ thống làm mát, van thủy lực và các thiết bị khác.

Động cơ điện (hay còn gọi là motor)

Thiết bị không thể thiếu đầu tiên đó là động cơ điện, động cơ điện được cấp nguồn để hoạt động làm kéo theo trục của bơm thủy lực, làm bơm thủy lực hoạt động cấp dầu cho toàn bộ hệ thống. Động cơ điện dùng trong bộ nguồn thủy lực rất đa dạng, có thể sử dụng nguồn điện xoay chiều (AC) hay nguồn điện một chiều (DC).

Đối với động cơ điện dùng nguồn xoay chiều (AC) có bộ nguồn thủy lực 220V, công suất đa dạng từ nhỏ (bộ nguồn thủy lực 2hp) đến lớn (bộ nguồn thủy lực 5hp). Động cơ điện dùng nguồn một chiều (DC) có bộ nguồn thủy lực 12V, bộ nguồn thủy lực 24V, những loại này thường được gọi là bộ nguồn thủy lực mini.

Bơm thủy lực

Bơm hoạt động nhờ kết nối trục với động cơ điện, bơm hoạt động sẽ đẩy dầu từ thùng dầu vào đầu hút của bơm và dầu ra tại đầu đẩy của bơm, biến năng lượng cơ học thành năng lượng thủy lực (có thể là dòng chảy hoặc áp suất) tạo nên dòng chảy có áp suất làm các thiết bị trong hệ thống hoạt động.

Hiện nay trên thị trường có 3 loại bơm phổ biến: bơm piston, bơm bánh răng, bơm cánh gạt (bơm lá). Khi lựa chọn bơm thủy lực cần quan tâm đến các thông số của bơm như công suất bơm, thể tích (V), áp suất của bơm… để từ đó lựa chọn lại bơm cho phù hợp với nhu cầu của hệ thống. Bơm piston phù hợp cho các bộ nguồn có công suất lớn. Bơm cánh gạt sẽ phù hợp với bộ nguồn thủy lực công suất nhỏ hay trung bình.

bo nguon thuy luc

Van thủy lực

Van thủy lực cũng là một thiết bị không thể thiếu trong bộ nguồn thủy lực, tùy vào vị trí và chức năng khác nhau mà sử dụng loại van cho phù hợp. Có nhiều loại van được sử dụng cho bộ nguồn thủy lực, có thể kể đến những loại như sau:

  • Van an toàn (van xả): chức năng bảo vệ bộ nguồn thủy lực bằng cách cài đặt một áp suất nhất định, khi áp suất hệ thống vượt quá áp suất đã cài, van an toàn sẽ hoạt động.
  • Van một chiều: tránh dòng chảy ngược về lại bơm gây hư hỏng bơm vì van một chiều chỉ cho phép dòng chảy chảy theo một chiều nhất định.
  • Van tiết lưu: dùng để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, thường được gắn trên đường dầu hồi.
  • Van hành trình: dùng để điều khiển hoạt động của xi lanh.

Bộ lọc hồi

Bộ lọc hồi có chức năng lọc dầu hồi về thùng dầu nhằm đảm bảo chất lượng dầu luôn sạch, dầu bẩn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các thiết bị trong hệ thống. Khi áp suất làm việc của hệ thống cao, van xả sẽ tác động, xả dầu về bộ lọc dầu hồi và chứa tại thùng dầu.

Hệ thống làm mát

Quạt tản nhiệt hoặc OR được lắp ở thùng dầu, khi dầu sau khi đi tới các thiết bị trong hệ thống, sẽ trao đổi và hấp thu nhiệt nóng lên, vì vậy cần phải được làm mát để đảm bảo chất lượng. Khi được làm mát nhiệt độ dầu duy trì ở nhiệt độ bình thường, các thiết bị của bộ nguồn có thể làm việc với hiệu suất cao, thời gian dài mà không sợ hư hỏng bất thường.

Các thiết bị khác

Ngoài các thiết bị kể trên, bộ nguồn còn có nhiều thiết bị khác, có vai trò quan trọng không kém thiết bị chính, như: khớp nối thủy lực, co, ống dầu thủy lực, đồ hồ đo áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ, thước đo mức dầu…

bán bộ nguồn thủy lực cũ

Ưu điểm của bộ nguồn thủy lực

  • Vận hành và bảo trì đơn giản: Bộ nguồn sử dụng các thiết bị phổ biến trong hệ thống thủy lực, nên việc vận hành và bảo trì các thiết bị này đơn giản và dễ thực hiện.
  • Tiết kiệm điện năng tiêu thụ: cùng một áp suất yêu cầu, bộ nguồn thủy lực có thể tiết kiệm hơn 40% điện năng tiêu thụ so với dùng thiết bị điện.
  • Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn đáp ứng yêu cầu vận hành đơn giản, thậm chí bạn không cần dùng đến bộ nguồn mới, có thể tìm đến nơi bán bộ nguồn thủy lực cũ mua về sử dụng nếu đáp ứng được hệ thống của bạn.
  • Hoạt động êm ái, thân thiện với môi trường, kể cả khi dùng bộ nguồn thủy lực cũ.

cấu tạo bộ nguồn thủy lực

Quy trình vận hành bộ nguồn thủy lực

Tất cả thiết bị hoặc hệ thống nào đều cũng có quy trình vận hành riêng của nó. Bộ nguồn thủy lực 12V cũng vậy, dưới đây là quy trình vận hành bộ nguồn thủy lực được sử dụng phổ biến:

  • Cấp nguồn: khi cấp nguồn cho bộ nguồn, sẽ được cấp điện cho cuộn dây của rơ-le, 2 tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại, động cơ điện sẽ được cấp điện.
  • Động cơ được cấp điện, quay trục, biến cơ năng quay thành thủy lực, nhờ trục động cơ gắn với trục bơm. Bơm hoạt động, hút nhớt vào từ thùng dầu, ra đầu đẩy và nhớt được đẩy đi tới các cơ cấu chấp hành trong hệ thống.
  • Bạn có thể giám sát thông số áp suất nhớt, lưu lượng, nhiệt độ dầu qua các đồng hồ đo áp suất, đồng đo nhiệt độ, lưu lượng hoạt động theo nguyên lý cơ hoặc điện.
  • Ngắt nguồn điện, tiếp điểm thường đóng của rơ-le sẽ mở ra, động cơ ngắt điện, bơm thủy lực cũng dừng, van một chiều sẽ làm cơ cấu chấp hành khóa lại.
  • Sau đó, nguồn điều khiển của bộ nguồn sẽ cấp điện cho cuộn dây của van điện từ, dầu sẽ được xả, trở về thùng dầu nhờ van điều chỉnh lưu lượng.
  • Khi chạy lại hệ thống, ta cấp nguồn trở lại như đã hướng dẫn ở trên.

bộ nguồn thủy lực 24v

Ứng dụng của bộ nguồn thủy lực

Ngày nay, bộ nguồn thủy lực được ứng rộng rãi trong tất cả các ngành công - nông nghiệp khác nhau, dưới đây sẽ là một số ngành tiêu biểu nhất:

  • Trong công nghiệp sản xuất, gia công, chế biến: hệ thống lắp ráp ô tô có dây chuyền tự động, máy sản xuất, chế biến gỗ, chế biến và gia công nhôm thép, máy nông – ngư cụ, dây chuyền sản xuất xi măng, băng tải than trong nhà máy nhiệt điện than,…
  • Trong vận tải, di chuyển: máy xúc, xe nâng, xe đào, cẩu thang, xe bảo dưỡng đường,…
  • Các ngành công nghiệp khác: hàng không, hàng hải, công trình xây dựng, cầu đường,…

Để tính toán và lựa chọn bộ nguồn thủy lực phụ hợp với nhu cầu sử dụng của hệ thống, bạn cần tìm hiểu kĩ các cấu tạo thiết bị thủy lực cũng như nguyên lý hoạt động, cách vận hành bộ nguồn thủy lực.

bộ nguồn thủy lực công suất nhỏ

Việc này cần thời gian và kiến thức cơ bản về thủy lực, vì vậy thông qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về bộ nguồn thủy lực, từ đó khi có nhu cầu mua và sử dụng, bạn có thể lựa chọn cho mình một bộ nguồn thủy lực phù hợp nhất.

giỏ hàng dbk 0 (0) sản phẩm.