Bộ làm mát dầu thủy lực
Trong hệ thống thủy lực thì dầu thủy lực sẽ sinh nhiệt khi vận hành và nếu không làm mát kịp thời sẽ gây quá nhiệt, giảm độ nhớt, hao mòn linh kiện và ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị. Bộ làm mát dầu giúp duy trì nhiệt độ ổn định, bảo vệ hệ thống và nâng cao hiệu suất làm việc.
53 Bộ làm mát dầu thủy lực
Bộ làm mát dầu thủy lực là gì?
Bộ làm mát dầu thủy lực “Hydraulic Oil Cooler” đóng vai trò quan trọng trong một hệ thống thủy lực, công dụng là giúp duy trì nhiệt độ dầu ở mức ổn định, đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống. Khi hệ thống hoạt động liên tục, dầu thủy lực sẽ nóng lên do ma sát và áp suất, nếu không được làm mát kịp thời có thể dẫn đến hư hỏng thiết bị, giảm hiệu suất làm việc và gây ra những nguy cơ về an toàn.
Tác dụng của bộ làm mát dầu thủy lực
Bộ làm mát dầu thủy lực đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhiệt độ dầu, giúp duy trì độ nhớt thích hợp để hệ thống vận hành trơn tru. Các tác dụng chính của bộ làm mát dầu thủy lực bao gồm:
-
Tăng hiệu suất làm việc: Duy trì nhiệt độ ổn định giúp các bộ phận hoạt động hiệu quả hơn.
-
Bảo vệ thiết bị: Ngăn chặn tình trạng dầu quá nóng gây hư hỏng bơm, van và xi lanh thủy lực.
-
Tiết kiệm chi phí bảo trì: Hạn chế tình trạng dầu bị phân hủy nhiệt, kéo dài thời gian sử dụng dầu và các linh kiện khác.
-
Đảm bảo an toàn: Giảm nguy cơ cháy nổ do nhiệt độ dầu quá cao trong các hệ thống có công suất lớn.
Cấu tạo của bộ làm mát dầu thủy lực
Bộ làm mát dầu thủy lực thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính như:
-
Bộ trao đổi nhiệt: Gồm các ống hoặc lá tản nhiệt giúp tăng diện tích tiếp xúc với môi trường làm mát.
-
Quạt làm mát (đối với loại làm mát bằng không khí): Quạt làm mát dầu thủy lực thổi không khí qua bộ trao đổi nhiệt để làm mát dầu.
-
Bơm nước làm mát (đối với loại làm mát bằng nước): Giúp tuần hoàn nước trong hệ thống để hấp thụ nhiệt nhanh chóng.
-
Van điều chỉnh nhiệt: Kiểm soát dòng chảy của dầu để duy trì nhiệt độ tối ưu.
-
Vỏ bảo vệ: Giữ cố định các linh kiện và bảo vệ khỏi tác động bên ngoài.
Cơ chế hoạt động của bộ làm mát dầu thủy lực
Bộ làm mát dầu thủy lực giúp duy trì nhiệt độ ổn định bằng cách trao đổi nhiệt với không khí hoặc nước. Với làm mát bằng không khí, dầu đi qua bộ tản nhiệt có quạt thổi giúp hạ nhiệt. Còn làm mát bằng nước, dầu chảy qua bộ trao đổi nhiệt dạng ống, nước lạnh hấp thụ nhiệt và làm mát nhanh chóng.
Công thức tính suất công suất sinh nhiệt của dầu thủy lực
Công suất sinh nhiệt của dầu thủy lực được tính theo công thức:
Qd = {L×D×C×(T2−T1)} / H
Trong đó:
-
L: Lưu lượng dầu (m³/h)
-
D: Khối lượng riêng dầu (890 kg/m³)
-
C: Nhiệt dung riêng (1860 J/kg.°C)
-
T2 - T1: Chênh lệch nhiệt độ dầu trước và sau làm mát (8-14°C)
-
H: 3600 s (1 giờ)
Quy đổi sang đơn vị kW:
Qd =3 .7L − 6.4L
Ví dụ, với lưu lượng dầu 12 m³/h, công suất sinh nhiệt dao động 44-77 kW.
Vì sao cần phải tính công suất tỏa nhiệt:
-
Nếu bộ làm mát dầu thủy lực có công suất dưới 44 kW, nhiệt độ dầu sẽ tăng cao gây quá tải hệ thống.
-
Khi chọn thiết bị làm mát, cần đảm bảo công suất tối thiểu 60 kW (trung bình giữa 44-77 kW) và hệ thống đủ hấp thu nhiệt lượng.
-
Nhiều bộ làm giải nhiệt dầu thủy lực kém chất lượng không có thông số công suất, dễ gây quá nhiệt và dừng máy.
Ứng dụng của bộ làm mát dầu thủy lực
Bộ làm mát dầu thủy lực được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như:
-
Máy móc công nghiệp: Duy trì hoạt động ổn định của hệ thống thủy lực trong máy ép, máy đúc nhựa, máy gia công kim loại.
-
Ngành xây dựng: Làm mát dầu trong các thiết bị như máy xúc, máy ủi, máy khoan cọc nhồi.
-
Ngành hàng hải: Ứng dụng trên tàu thủy, giúp động cơ và hệ thống thủy lực hoạt động bền bỉ.
-
Ngành sản xuất năng lượng: Hỗ trợ làm mát hệ thống tua-bin, máy phát điện và các trạm thủy điện.
Những tiêu chí để lựa chọn bộ làm mát dầu thủy lực phù hợp
-
Chọn hãng sản xuất uy tín, cung cấp đầy đủ thông số kỹ thuật như lưu lượng, công suất, tổn thất áp,… để đảm bảo hiệu suất hoạt động.
-
Xác định áp suất làm việc, đặc biệt với bộ làm mát lắp trên đường dầu cấp, do áp suất tại đây thường rất cao.
-
Công suất bộ làm mát càng lớn thì khả năng tản nhiệt càng tốt, nhưng chi phí đầu tư cũng tăng theo.
-
Nên chọn bộ làm mát có công suất trao đổi nhiệt gần nhất với nhu cầu thực tế để đảm bảo hiệu suất và tiết kiệm chi phí.
-
Công suất trao đổi nhiệt 5L (KW) là mức an toàn, đã được kiểm chứng thực tế, có thể điều chỉnh theo điều kiện nguồn lạnh và ngân sách.
-
Nếu hệ thống đã có bộ làm mát cũ, có thể dựa vào thông số như kích thước, vật liệu, số ống, đường kính ống,… để chọn thiết bị thay thế phù hợp.
Một số bộ làm mát dầu thủy lực phổ biến nhất hiện nay
-
Bộ làm mát dầu thủy lực RISE
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Hydac
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Parker
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Compass
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Coolbit
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Trung Quốc
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Đài Loan
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Hàn Quốc
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Nhật Bản
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Australia
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Anh
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Philipines
-
Bộ làm mát dầu thủy lực Châu Âu
DBK Việt Nam - Nhà phân phối bộ làm mát dầu thủy lực hàng đầu tại Việt Nam
DBK Việt Nam tự hào là nhà phân phối bộ làm mát dầu thủy lực hàng đầu, cam kết mang đến sản phẩm chính hãng, nhập khẩu 100% với mức giá cạnh tranh nhất. Chúng tôi cung cấp chính sách bảo hành lâu dài, giúp khách hàng an tâm sử dụng trong thời gian dài. Đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ, đảm bảo bạn chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Liên hệ ngay để nhận báo giá tốt nhất và trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp từ DBK Việt Nam!