HOME » Ống tuy ô thủy lực » Kích Thước Ống Thủy Lực 1,131

Kích Thước Ống Thủy Lực

Hiện nay, ống tuy thủy lực là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống thủy lực. Nó đóng vai trò giống như vật kết nối và truyền dẫn năng lượng, đảm bảo cho các thiết bị thủy lực chịu được những áp lực cao. Vậy ống thủy lực là gì? Và lựa chọn kích thước của ống thủy lực ra sao?. Bài viết dưới đây DBK sẽ giới thiệu tới bạn những kiến thức liên quan về ống thủy lực, hãy tìm hiểu nhé.

Ống thủy lực là gì?

Ống thủy lực còn có tên gọi khác là ống tuy ô thủy lực, đây là một phụ kiện được sử dụng trong hệ thống các thùng chứa dầu, trong các hệ thống chất lỏng thủy lực. Nhằm để dẫn các chất này đến các thiết bị và bộ phận khác như xi lanh, van, bơm…. Nó được ví như mạch máu trong hệ thống thủy lực, bởi nếu ống thủy lực bị rò rỉ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của hệ thống. Điều này có thể dẫn đến việc làm giảm năng suất cũng như chất lượng của công việc, khiến công việc của bạn bị trì trệ, không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Ống thủy lực có thể làm việc với áp lực bao nhiêu?

Hệ thống khí nén của ống thủy lực có áp suất thấp. Áp suất thông thường chỉ khoảng 8 bar - 10 bar. Đối với hệ thống thủy lực, áp suất làm việc sẽ cao hơn nhiều. Áp suất đạt khoảng 200 bar cho với các loại máy móc, các bàn nâng hay các máy ép khi cần dùng tới. Nếu cần những áp suất lớn hơn như 350kg thì nên lựa chọn hệ thống thủy lực sẽ phù hợp hơn.

Ngoài việc giữ, chứa các chất lỏng, ống thủy lực còn phải chịu được áp suất làm việc. Trong khi tính toán để sản xuất, hầu hết những nhà sản xuất cần chú ý ống có thể chịu được những áp suất lớn, quá tải áp và quá tải nhiệt để ống thủy lực đạt được độ bền cao nhất. Đây là lý do để hạn chế được các vết rạn, nứt trên ống sau thời gian dài sử dụng. Việc làm dầu bị rò rỉ ra bên ngoài không những làm hao tổn lưu chất, người dùng còn phải xử lý hậu quả với môi trường.

Ống thủy lực chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

Đây là một yếu tố có tác động lớn tới ống thủy lực. Nếu ở trạng thái bình thường, dầu thủy lực thường có nhiệt độ cao hơn so với môi trường một chút, nhưng đó chỉ đối với những hệ thống nhỏ. Trong những hệ thống lớn, các công suất hoạt động lớn, tần suất làm việc liên tục, thì nhiệt độ chênh lệch có thể lên cả trăm độ C. Nhiệt độ của dầu phụ thuộc vào thời gian hoạt động, nhiệt độ của môi trường, các hệ thống làm mát và tính chất của dầu.

Đối với những hệ thống lớn và có đường ống dài và chỉ làm mát ở một số vùng, làm việc với nhiệt độ cao, cần sử dụng những hệ thống đường ống dẫn dầu phù hợp chịu được mức nhiệt độ cao cho phép. Riêng những hệ thống, máy móc có liên quan đến lò hơi, khai thác dầu khí, xưởng đúc,... Nhiệt độ sẽ tăng lên do các tác nhân từ môi trường bên ngoài có nhiệt độ cao.

Vai trò của ống thủy lực

Ống thủy lực có vai trò truyền dẫn các chất lỏng thủy lực đi tới các hệ thống khác như xi lanh, van,... Chúng được ví như vật liên kết để vận hành hệ thống điều khiển bằng thủy lực. Các chất liệu và cấu tạo của ống thủy lực cần đảm bảo độ bền cơ học cao và tổn thất áp suất trong ống luôn ở mức nhỏ nhất. Vì vậy ống thủy lực thường được sử dụng phổ biến tại các hệ thống này là ống thủy lực cứng và ống thủy lực mềm.

Để nhằm giảm thiểu các tổn thất áp suất, các đường ống dẫn thủy lực này thường không dài, ít uốn cong nhiều. Điều này giúp ống thủy lực tránh biến dạng về diện tích và đổi hướng chuyển động của dòng đầu đi qua đường ống. Ngoài ra sử dụng ống dẫn dầu thủy lực giúp ngăn chặn việc rò rỉ, chống cháy nổ và an toàn cho các loại máy móc cũng như người sử dụng.

Cách tính kích thước ống thủy lực

Để nâng cao hiệu quả công việc và lựa chọn được kích thước ống thủy lực phù hợp với công việc của mình. Người dùng cần lựa chọn lắp đặt những ống thủy lực có kích thước hợp lý. Ống dẫn cần đảm bảo độ bền cơ học và hao tổn áp suất trong ống nhỏ nhất. Nhằm giảm tổn thất về áp suất, các ống dẫn càng được ngắn càng tốt, hạn chế bị uốn cong để tránh được sự biến dạng của tiết diện và sự đổi hướng chuyển động của dòng dầu. Kích thước của đường ống được xác định qua lưu lượng chảy qua ống và vận tốc chảy cho phép. Người dùng căn cứ tùy vào từng vị trí lắp ống và áp suất làm việc sẽ có vận tốc giới hạn khác nhau.

Kích thước ống thủy lực (Hose size)

Nhắc đến kích thước ống thủy lực, cần phải nhắc đến đường kính trong và đường kính ngoài của ống. Sẽ có những trường hợp đường kính của ống thủy lực quá nhỏ gây ra những tình trạng như ma sát nhiều, dẫn đến tổn thất năng lượng, hao hụt dòng chất và hiệu quả công việc không được cao như mong muốn. Vận tốc dầu nhỏ dẫn đến vận tốc chấp hành nhỏ.

Lưu lượng dòng chất = vận tốc x diện tích mặt cắt ngang ống.

Tại công thức này, lưu lượng chất lỏng thực ra là lưu lượng của dầu, khí được di chuyển trong ống được tính với đơn vị lít/ phút. Tốc độ của dòng chất chính là vận tốc, đơn vị tính mét/ giây. Đường kính mặt cắt là đường kính bên trong của ống, có đơn vị là m2. Có nhiều cách để biết được đường kính ống nhưng trong đó, hai cách được lựa chọn áp dụng nhiều nhất là:

Tra đường kính ống thủy lực theo catalog hãng

Đối với những hàng cung cấp đường ống thủy lực đều có catalogue. Chúng ta chỉ cần làm là căn cứ thông số và tính toán để phù hợp với hệ thống.

Công thức tính: đường kính = lưu lượng : vận tốc

Lấy đường kính ống thủy lực dựa theo kích thước ban đầu

Cách làm này đơn giản hơn, nó được các kỹ sư, công nhân áp dụng rộng rãi hiện nay. Người dùng chỉ cần sử dụng thước kẹp để đo mà vẫn đảm bảo được độ chính xác, thao tác đơn giản, nhanh chóng.

Để ống thủy lực có kích thước chính xác, cần áp dụng theo những công thức sau:

Đường kính ống thủy lực được xác định theo công thức sau:

Đường kính ống hút:

vhút = 0,5 ÷ 1,5 (m/s). Trường hợp đặc biệt có thể lấy <= 3 (m/s)

Ví dụ: Lưu lượng bơm Q = 58,32 (l/ph); vhútMax = 3 (m/s) = 1800 (dm/ph).

=> Chọn : dhút = 20 (mm).

Đường kính ống xả :

Cũng như đường ống hút là đường có áp suất thấp nên vxả = 0,5 ÷ 1,5 (m/s). Trường hợp đặc biệt có thể lấy <= 3 (m/s).

Ví dụ: Lưu lượng ống xả Q = 58,32 (l/ph); vxảMax = 3 (m/s) = 1800 (dm/ph).

=> Chọn : dxả = 20 (mm).

Đường kính ống đẩy (ống nén):

Tùy theo áp suất làm việc, các yêu cũng khác nhau.

+ p < 50 Bar: vận tốc giới hạn vđẩy 3 - 5 (m/s).

+ p = 50 ÷ 100 Bar: Vận tốc giới hạn vđẩy 5 - 6 (m/s).

+ p > 100 Bar: Vận tốc giới hạn vđẩy 6 - 7 (m/s)

Để giảm tổn thất thủy lực nên chọn đường càng lớn càng tốt (tuy nhiên tốn kém hơn chút ). Trong thực tế mạch của thủy lực có thể có nhiều đoạn rẽ nhánh, do vậy lưu lượng khác nhau dẫn đến kích thước các ống cũng khác nhau, để thuận lợi nếu khối lượng ống không nhiều lắm nên quy về cùng một loại ống.

Ví dụ: Lưu lượng ống đẩy Q = 24,4494 (l/ph); vđẩy = 3 - 5 (m/s) => Chọn vđẩyMax = 4 (m/s) = 2400 (dm/ph).

=> Chọn : dđ2 = 12 (mm).

Trên đây là những thông tin về cách tính kích thước ống tuy ô thủy lực. Hy vọng các bạn sẽ dễ dàng hơn khi tính toán. Mọi yêu cầu thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua DBK.vn hoặc 0932 540 460 để được đội ngũ nhân viên chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Ngày tạo: 2022-05-05 05:08:18 | Người tạo: Phát Review

giỏ hàng dbk 0 (0) sản phẩm.