x Đóng

Máy dán nhãn có ưu điểm và nhược điểm gì?

Nếu như trước đây công việc dán tem lên sản phẩm theo phương pháp thủ công thường tốn rất nhiều công sức, nhân công, chi phí. Thì với sự ra đời của máy dán nhãn, đã giúp cho doanh nghiệp giải được bài toán khó này. Sử dụng máy không chỉ giúp việc dán nhãn nhanh chóng, chính xác và linh hoạt hơn. Mà còn giúp tăng tình thẩm mỹ hơn là dán bằng tay.

Vậy máy dán nhãn có những ưu khuyết điểm nào trong vận hành thực tế. Trong bài viết lần này, DBK sẽ phân tích chi tiết những ưu khuyết điểm của máy dán nhãn, để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về máy.

Phân tích những ưu điểm và nhược điểm máy dán nhãn

Máy dán nhãn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Từ đó, người dùng có thể đánh giá được mức độ chuyên nghiệp của đơn vị sản xuất. Giúp cho việc đánh giá cao hơn về độ uy tín của sản phẩm đó. Hiện nay, máy dán nhãn được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp cần nhãn như: Sản xuất bia rượu, nước giải khát, dược phẩm, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu… Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, có rất nhiều mẫu dán tem nhãn được ra đời. Mỗi máy dán tem nhãn lại có những ưu/nhược điểm riêng.

Ưu điểm của mẫu máy dán nhãn thủ công

Mẫu máy dán nhãn thủ công cầm tay gồm có 2 dòng máy là máy dán cầm tay và máy dán chai tròn. Dù là dòng máy nào cũng có những ưu điểm như:

Máy dán nhãn có ưu điểm và nhược điểm gì? 1
Máy dán nhãn cầm tay có thiết kế nhỏ gọn giúp việc dán nhãn tiện lợi và nhanh chóng hơn

- Máy dán nhãn thủ công có thể để trên bàn, giúp tiết kiệm không gian và dễ sử dụng.

- Có thế dán nhãn cho các chai tròn: Dễ dàng điều chỉnh khe hở giữa hai trục lăn để vừa khít với chai

- Vì là máy thủ công nên không cần kết nối nguồn điện, tiết kiệm năng lượng

- Sử dụng chất liệu kim loại, bền bỉ, tiết kiệm nhiều chi phí bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng

- Có thiết kế nhỏ gọn, thẩm mỹ, dán nhãn chính xác

- Phù hợp với hầu hết nhiều chất liệu sản phẩm khác nhau.

- Máy dán thủ công có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng.

- Không mất chi phí bảo trì, bảo dưỡng và chi phí đầu tư thấp.

- Năng suất chỉ ở mức chấp nhận được so với các phương pháp dán nhãn thủ công

Nhược điểm của mẫu máy dán nhãn thủ công

- Máy dán nhãn thủ công chỉ phù hợp với những mô hình sản xuất nhỏ, hộ gia đình, với số lượng ít hay chỉ sử dụng theo mùa vụ.

- Vẫn mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc dán tem, vì phải thao tác bằng tay là chủ yếu, tốn thêm chi phí thuê nhân công.

Ưu điểm của mẫu máy dán nhãn bán tự động

Máy dán nhãn bán tự động bản nâng cấp của máy dán nhãn thủ công. Là thiết bị kết hợp của hệ thống điều khiển với thao tác của con người giúp dán nhãn bao bì sản phẩm. Những ưu điểm của máy như:

Máy dán nhãn có ưu điểm và nhược điểm gì? 2
Máy dán nhãn bán tự động là sự kết hợp giữa hệ thống điều khiển và người vận hành

- Máy giúp các doanh nghiệp sản xuất giảm chi phí đầu tư, nó sẽ thực sự phù hợp với mô hình sản xuất gia đình hoặc dây chuyền sản xuất nhỏ và vừa

- Thiết kế của thiết bị rất đơn giản, nhỏ nhắn, phù hợp với nhiều không gian.

- Giúp các sản phẩm cần dán nhãn có chất lượng in tuyệt vời. Ngoài ra, màu mực có độ bám dính tốt nên rất an toàn cho người sử dụng.

- Với thiết kế nhỏ gọn nên máy dán nhãn bán tự động giúp dễ dàng di chuyển mọi nơi.

- Giá trị đầu tư ban đầu thấp và chi phí thay thế và bảo trì thấp.

Nhược điểm của mẫu máy dán nhãn bán tự động

- Người vận hành vẫn phải ghi nhãn và lấy sản phẩm đã được dán nhãn bằng tay.

- Chỉ đáp ứng được lượng hàng số lượng ít, tốn nhiều thời gian và nhân công.

Ưu điểm của mẫu máy dán nhãn tự động

Máy dán nhãn tự động mang lại hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm tối ưu. Các sản phẩm được dán nhãn hoàn hảo sẽ không bị gấp, nhăn hay bong tróc. Nhờ đó giúp nhà sản xuất nâng cao giá trị thẩm mỹ cho từng sản phẩm.

Máy dán nhãn có ưu điểm và nhược điểm gì? 3
Máy dán nhãn tự động thích hợp với các doanh nghiệp lớn

- Có khả năng hút túi và dán nhãn túi.

- In nhiệt tốt.

- Dán nhãn tự động trên băng chuyền hoặc băng tải.

- Góc quay chính xác cho phép bắn ra sản phẩm tại các vị trí cực kỳ chính xác mà không để lại vết nhăn trên bề mặt sản phẩm.

- Quy cách nhãn linh hoạt, khoảng cách dải lớn, nên thuận tiện cho việc thay đổi các cuộn nhãn có kích thước khác nhau.

- Thiết kế đơn giản giúp việc lắp đặt và bảo trì máy dán nhãn tự động trở nên dễ dàng hơn.

- Không mất thời gian điều chỉnh máy trong hoạt động hàng ngày.

- Tối ưu hóa nhân công trong hoạt động bảo trì bằng cách loại bỏ hơn 80% các bộ phận không cần thiết.

- Mở rộng dây chuyền sản xuất với thiết kế tự động.

- Không bỏ lỡ bất kỳ nhãn nào với chế độ tự thay nhãn hiện đại và nhanh chóng.

- Tăng năng suất với việc dán nhãn trực tiếp, có thể xử lý tới 50% số gói mỗi phút đối với nhãn 4×6 inch cơ bản.

Nhược điểm của mẫu máy dán nhãn tự động

- Chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với các mẫu máy dán khác.

- Do cấu tạo máy phức tạp nên yêu cầu phải đảm bảo vệ sinh thường xuyên.

Với những ưu/nhược điểm của từng mẫu máy dán nhãn mà DBK đã phân tích trong bài viết. Hy vọng giúp bạn hiểu thêm về máy. Đồng thời, tùy vào nhu cầu công việc thực tế, điều kiện kinh tế và mô hình sản xuất cá nhân hay doanh nghiệp mà có sự lựa chọn mẫu máy dán nhãn phù hợp.

Ngày tạo: 2022-03-03 01:44:54 | Người tạo: Phát Review

giỏ hàng dbk 0 (0) sản phẩm.