x Đóng

Cấu Tạo Của Bơm Tay Thủy Lực

Bơm tay thủy lực là một công cụ rất hữu ích và đóng vai trò rất lớn trong nền công nghiệp vì nó cung cấp dầu cho các hệ thống sử dụng nguồn năng lượng thủy lực giúp cho các máy này luôn trong tình trạng không bị thiếu hụt dầu. Nhưng trước khi sử dụng thành thạo công cụ chuyên dụng này thì người dùng nên biết được từng thành phần, từng cấu tạo bên trong nó để hiểu được những cấu tạo đó có vai trò gì. Để nắm rõ hơn về cấu tạo của bơm tay thủy lực thì bạn đừng bỏ lỡ bài viết ngày hôm nay nhé!

Bơm tay thủy lực là gì?

Ngày nay, các hệ thống truyền động thủy lực hay truyền tĩnh thủy lực đều được trang bị một bơm tay thủy lực. Bơm tay thủy lực là thiết bị bơm dầu được điều khiển bằng tay và phân tách đường hút và đường xả bằng van một chiều. Tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống, nó có thể tạo ra áp suất cực lớn và cực cao để dẫn truyền dầu nhanh hay chậm.

Có rất nhiều loại máy bơm tay thủy lực được sản xuất bởi nhiều thương hiệu khác nhau hiện có trên thị trường. Các nhà sản xuất máy bơm tay thủy lực nổi tiếng nhất bao gồm Tonners từ Hàn Quốc, TLP từ Trung Quốc, Osaka từ Nhật Bản, Masada từ Nhật Bản và Asaki từ Trung Quốc,... Và bơm tay thủy lực một chiều và hai chiều là hai loại được người tiêu dùng sử dụng phổ biến nhất.

Lực cơ học của bàn tay con người được sử dụng trong hoạt động truyền dẫn dầu của bơm tay thủy lực. Do đó, nó thường xuyên được sử dụng trong công nghiệp cũng như các lĩnh vực khác nhau của đời sống và sản xuất. Bơm tay thủy lực được sử dụng trong nhiều công việc, ứng dụng kết hợp với kích thủy lực, con đội thủy lực, các loại máy ép bơm tay, đầu bấm cos thủy lực, máy đột lỗ thủy lực,...

Bơm tay thủy lực là gì?

Cấu tạo của bơm tay thủy lực

Để hình thành nên một hệ thống bơm tay thủy lực sử dụng khí nén để ép đẩy dầu thì sẽ được hình thành từ các bộ phận chính như sau, bao gồm các bộ phận như:

Bình dầu thủy lực

Với bộ phận này sẽ có nhiệm vụ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như, bao gồm tách chất gây ô nhiễm, giãn nở chất lỏng, làm mát chất lỏng và lưu trữ chất lỏng. Bình dầu thủy lực được làm bằng vật liệu thép không gỉ, trong bình có dung tích phổ biến là 2 lít hoặc sẽ tùy theo tùy loại và thiết kế tròn hoặc vuông có thể được thay đổi tùy theo nhu cầu của ứng dụng cũng như nhà sản xuất.

Xi lanh thủy lực

Đây là một bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong máy bơm tay thủy lực vì nó là đoạn nối giữa bình dầu với tay bơm cũng như nhiệm vụ chính là bơm dầu thủy lực bằng sử dụng khí nén. Xilanh thủy lực thực hiện cơ cấp chấp hành, hoạt động lên xuống tạo lực cung cấp dầu cho các hệ thống và được thực hiện bằng cấu tạo tay bơm.

Tay bơm

Đây là một bộ phận khá quan trọng trong việc bơm dầu, khi chúng ta sử dụng tay bơm nay theo chiều từ trên xuống dầu sẽ được xi lanh thủy lực dùng khí nén để ép ra bên ngoài. Với tay bơm này sẽ có nguyên lý là áp càng cao thì lưu lượng càng thấp và ngược lại. Với tay bơm này nó sẽ được làm hoàn toàn bằng một thanh kim loại giúp chắc chắn và lực bơm ra sẽ mạnh hơn.

Cấu tạo của bơm tay thủy lực

Van xả

Ngoài có cái tên van xả thì nó còn được gọi là van tay đây là một bộ phận mở đường ống giúp chất lỏng thủy lực sau khi được bơm sẽ đi ra ngoài. Van xả này sẽ được vặn theo chiều kim đồng hồ để mở và vặn ngược chiều để khóa đường ống lại. Bên cạnh đó, nó được lắp đặt ở phần đầu ra nơi được kết nối với dây dẫn dầu.

Ống thủy lực

Ống thủy lực hay còn gọi là tuy ô là một trong những phụ kiện đóng vai trò quan trọng, kết nối hệ thống. Nó có nhiệm vụ chính là mang năng lượng và dẫn truyền chúng đi đến các thiết bị: bơm, van, xilanh,… Có một số khả năng khác ngoài truyền dẫn dầu như chứa dầu, chịu áp suất và nhiệt độ cao. Sẽ tùy theo từng loại bơm tay thủy lực mà chúng được trang bị 1 hoặc 2 ống tùy vào loại bơm 1 chiều hay 2 chiều.

Đồng hồ đo áp suất

Với phụ kiện chuyên dụng này sẽ rất cần thiết để hiển thị áp suất khi dùng tay nén được hiển thị lên trên đồng hồ để bạn có thể nhanh chóng theo dõi cũng như đo đạc khí áp một cách chính xác nhất. Khi đã có phụ kiện này hỗ trợ thì người vận hành sẽ dễ dàng hơn trong việc giám sát cũng như xác định các vấn đề của thiết bị, chẩn đoán các vấn đề về công suất máy bơm và đảm bảo an toàn cho máy móc giúp cho bơm thủy lực kịp có thể tránh được những rủi ro không đáng có.

Các chi tiết khác

Ngoài các thành phần chính được nêu ở bên trên thì bơm tay thủy lực còn có các bộ phận phụ như sau: Dây dẫn dầu, lỗ châm dầu, nắp chụp, đầu cái,...

https://dbk.vn/uploads/library_post/tay-bom-thuy-luc-dbk-cp-700-4.jpeg

Kết luận

Khi đã nắm rõ và hiểu hầu hết hầu như các bộ phận cấu tạo chính được liệt kê ở phía trên thì người sử dụng gần như nắm bắt được 80% khả năng vận hành của bơm tay thủy lực này. Hãy vận dụng những kiến thức này vào trong chính bơm tay thủy lực của bạn nhằm đem lại một hiệu suất làm việc cao nhất. Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn có thể biết được cấu tạo của bơm tay thủy lực nhằm dễ dàng hơn trong việc xác định các nhiệm vụ của bơm cũng như bảo quản chúng. Hy vọng bài viết này hữu dụng đến bạn.

Ngày tạo: 2022-10-08 11:18:24 | Người tạo: Phát Review

giỏ hàng dbk 0 (0) sản phẩm.