Dầu thủy lực
Dầu thuỷ lực chắc hẳn là khái niệm quá quen thuộc với anh em làm trong lĩnh vực cơ khí. Tuy nhiên, với những ai không am hiểu về mảng này, việc nắm rõ đặc tính dầu thuỷ lực và cách chọn dầu thuỷ lực sao cho phù hợp với máy móc thực sự là một bài toán khó. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về vấn đề này.
Dầu thuỷ lực là gì?
Dầu thuỷ lực hay còn gọi là chất lỏng thuỷ lực, tên tiếng Anh là Hydraulic Oil. Đây là chất lỏng không nén được sử dụng với mục đích chính là truyền tải năng lượng cho các hệ thống thuỷ lực và nhiều loại máy móc khác. Loại dầu nhớt này được chế biến từ chính dầu gốc và người ta thêm vào nhiều phụ gia khác nhằm tăng cường tính năng của nó.
Dựa vào cách sản xuất, người ta chia dầu thuỷ lực thành 2 loại chính. Đó là dầu gốc khoáng và dầu thổng hợp. Cụ thể, dầu gốc khoáng được chế biến từ dầu thô. Còn dầu tổng hợp được tổng hợp bằng cách điều chế trong các phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm.
Công dụng của dầu thuỷ lực
Dầu thủy lực khá đa năng và đóng vai trò quan trọng trong bất cứ hoạt động thủy lực nào. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài công dụng chính của dầu thuỷ lực ngay sau đây:
Truyền tải năng lượng
Đây là chức năng chính tạo nên nét đặc trưng của dầu thuỷ lực so với các loại dầu khác. Các tinh thể dầu nổi bật với khả năng chịu giãn nở cực kỳ tốt. Bạn có thể hình dung ra cơ chế như sau: Khi kích thuỷ lực ép dầu, các phân tử dầu sẽ rơi vào trạng thái nén nhưng không bị vỡ. Từ đó sinh ra phản lực có xu hướng bật ra nhưng không được. Khi đó, trục thuỷ lực sẽ trở nên rắn chắc hơn, tăng khả năng tải hàng vượt trội so với khi chưa bị nén.
Bôi trơn hệ thống
Ngoài truyền năng lượng, nhiệm vụ thứ 2 của dầu thuỷ lực là bôi trơn các chi tiết máy, tạo nên sự mượt mà cho toàn bộ hệ thống. Thực tế đã chứng minh rằng, các bề mặt được ngâm trong dầu có khả năng vận hành mượt mà, êm ái và tuổi thọ cao hơn rất nhiều so với các chi tiết máy khác. Nhờ có chất bôi trơn, tình trạng bị xước đường dài trên các bề mặt cũng được giảm thiểu đáng kể.
Chống tình trạng oxy hoá và ăn mòn
Các tác nhân có tính axit chính là thủ phạm hàng đầu khiến các chi tiết máy bằng kim loại có hiện tượng bị ăn mòn. Dầu thuỷ lực đóng vai trò như một lớp bảo vệ phủ ngoài bề mặt kim loại chống lại sự ăn mòn đó. Bên cạnh đó, chúng ta không thể bỏ qua khả năng chóng oxy hoá của dầu thuỷ lực. Các chất chống oxy hoá trong dầu sẽ làm chậm quá trình phân huỷ, biến đổi. Điều này lí giải vì sao sử dụng dầu thuỷ lực sẽ góp phần to lớn trong việc bảo dưỡng máy móc, kéo dài tuổi thọ cho động cơ thuỷ lực.
Đặc tính cơ bản của dầu thuỷ lực
Những công dụng vượt trội của dầu thuỷ lực có được là nhờ vào các đặc tính cơ bản của nó. Một loại dầu thuỷ lực tốt, chất lượng đảm bảo cần có các tính chất sau đây:
- Có khả nắng chống cháy.
- Mức nhiệt ổn định trong phạm vi hoạt động.
- Không có tính ăn mòn hệ thống.
- Có khả năng chống nước.
- Bất kể ở nhiệt độ nào thì độ nhớt cũng không thay đổi.
- Các phân tử dầu có khả năng phục hồi rất tốt sau khi bị nén nên tuổi thọ của dầu cao.
Thành phần có trong dầu thuỷ lực
Để có được sự hoàn hảo trong hoạt động, dầu thủy lực được cấu tạo bởi nhiều thành phần đặc biệt. Dưới đây là chỉ tiết các thành phần cấu thành dầu thủy lực.
Thành phần chính
Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng, dầu thuỷ lực sẽ được trộn các chất khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chính, chiếm tỉ lệ lớn trong dầu thuỷ lực đó là:
- Dầu khoáng.
- Glyrol.
- Ethers.
- Esters.
- Silicone.
Thành phần phụ gia
Phụ gia là thành phần đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với loại dầu nhớt này. Tỷ lệ phụ gia thông thường có thể lên đến 30%. Các loại dầu thuỷ lực sử dụng trong các công việc khác nhau thì sẽ được thêm các loại phụ gia tương ứng. Cụ thể như sau:
- Phụ gia cải thiện độ nhớt. Đây là loại phụ gia có gốc polymer, có khả năng tăng biên độ chịu nhiệt của dầu.
- Phụ gia chống xoy hoá. Loại phụ gia này chính là chìa khoá để giải quyết vấn đề các chi tiết máy bị ăn mòn. Nó sẽ làm chậm và ngăn cản quá trình kim loại bị oxy hoá. Ngoài ra, các vấn đề như tạo cặn hay cháy vòng găng cũng được hạn chế đáng kể.
- Phụ gia giảm ma sát. Loại phụ gia này đặc biệt quan trọng bởi nó sẽ bao bọc các chi tiết máy. Khi vận hành với tải trọng lớn, các chi tiết máy không bị thay đổi kết cấu, gia tăng độ bền.
- Phụ gia chống mài mòn. Tăng độ bám dính giữa bề mặt kim loại và các phân tử dầu, hạn chế sự cọ xát tạo mài mòn trong suốt quá trình vận hành thiết bị.
- Phụ gia tẩy rửa. Tác dụng chính là làm sạch và loại bỏ những vật rắn trong dầu. Ngoài ra nó còn giảm thiểu nguy cơ cháy nổ khi có phát sinh nhiệt lượng cao.
- Phụ gia phân tán. Nhiệm vụ chính là loại bỏ các cặn không tan, điển hình là cặn carbon, gỉ sắt,...
Các loại dầu thuỷ lực
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại dầu thủy lực. Mỗi loại sẽ phù hợp với những ứng dụng riêng biệt. Chúng ta có thể phân loại dầu thuỷ lực dựa trên 4 loại chính sau:
Dầu thuỷ lực gốc khoáng
Đây là loại dầu thuỷ lực phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Ưu điểm của nó là chi phí thấp, được sử dụng rộng rãi trong nhiều linh vực khác nhau. Loại dâù này sở hữu hầu hết các tính năng đặc tính cơ bản cần có của dầu thuỷ lực. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó, vẫn còn tồn tại một số điểm trừ. Điển hình nhất chính là điểm chớp cháy thấp, hay nói cách khác, khả năng chống cháy không cao. Chưa kể khả năng phân huỷ sinh học cũng không thực sự ở mức lí tưởng.
Dầu thuỷ lực phân huỷ sinh học
Dầu thuỷ lực phân huỷ sinh học hay còn gọi là este photphat. Loại dầu này được chế tác nhờ vào phản ứng axit của rượu thơm và photphoric. Các loại dầu thuỷ lực dựa trên gốc este photphat có tính chống cháy cực tốt nếu không muốn nói là tốt nhất trong các loại dầu thuỷ lực hiện nay.
Tuy nhiên, nhược điểm dầu thuỷ lực phân huỷ sinh học đó là độc hại với sức khoẻ người tiếp xúc. Do đó, các công nhân và kỹ sư cần hết sức cẩn ttrongj khi sử dụng. Chưa kể, loại dầu này không tương thích với sơn, một số polyme, chất kết dính và vật liệu bịt kín khác.
Dầu thuỷ lực chống cháy không pha nước
Đây là loại dầu thuỷ lực được chế tác dựa trên gốc Polyol Esters. Thế mạnh lớn nhất của nó là khả năng bôi trơn các chi tiết máy rất tốt. Bên cạnh đó chống cháy cũng là một điểm cộng không thể không nhắc tới đối với loại dầu này.
Khác với dầu thuỷ lực phân huỷ sinh học và dầu thuỷ lực gốc khoáng, dầu thuỷ lực chống cháy không pha nước được đánh giá tương đối thân thiện với môi trường, ít độc hại don nhiều lần. Tuy nhiên, nhược điểm của nó lạ là vấn đề chi phí. Số tiền bỏ ra để mua và sử dụng loại dầu này tương đối đắt đỏ ở thời điểm hiện tại.
Dầu thuỷ lực chống cháy pha nước
Tỷ lệ nước có trong các loại dầu được chế tác từ Glycol trung bình sẽ rơi vào khoảng từ 35 đến 60%. Dầu thuỷ lực chống cháy pha nước có công dụng như tên gọi của nó, đó chính là khả năng chống cháy tuyệt vời. Hơn thế nữa, chúng có thể phân huỷ sinh học và được đánh giá không nguy hiểm về mức độ độc hại như các loại khác.
Tuy nhiên, loại dầu nào cũng có nhược điểm riêng của nó. Đối với loại này, phạm vi nhiệt độ hoạt động ở mức khá thấp. Cụ thể là từ 0 độ c cho đến 49 độ C mà thôi. Bên cạnh đó, các tính chất quan trọng của dầu thuỷ lực cũng suy giảm nhanh chóng vì hiện tượng nước bị bay hơi.
Nhìn chung, mỗi loại dầu sẽ sở hữu những thế mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp quan tâm hơn cả chính là giá thành, kinh phí. Chính vì thế, không khó hiểu khi dầu thuỷ lực gốc khoáng chiếm tới 80% mức độ phổ biến hiện nay. Đây là loại dầu khá đa năng, sử dụng tốt cho nhiều thiết bị thuỷ lực khác nhau.
Dầu thủy lực 32
Dầu thuỷ lực 32: Hay còn gọi là dầu thuỷ lực ISO VG 32, là loại dầu nhớt sử dụng trong các thiết bị, hệ thống máy móc vận hành với công suất cao. Loại dầu này được ứng dụng nhiều tại Việt Nam do đây là nơi tụ họp nhiều điểm công nghiệp có nhu cầu tương đương.
Dầu thuỷ lực 46
Dầu thuỷ lực 46 hay còn gọi là dầu thuỷ lực ISO VG 46. Loại dầu này được ứng dụng vô cùng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, chế tạo máy móc với công suất cao. Đây là một trong 3 loại dầu thủy lực được sử dụng nhiều nhất trên thị trường.
Dầu thủy lực 68
Dầu thuỷ lực 68: Hay còn gọi là dầu thuỷ lực ISO VG 68, sử dụng đặc thù với các hệ thống máy móc đòi hỏi sức chịu tải khổng lồ. Loại dầu này thường được sử dụng tại những công trình, cơ sở sản xuất hạng nặng, đòi hỏi tiêu chuẩn cao từ những thiết bị, phụ kiện đi kèm.
Ngoài ra, bên cạnh dầu thủy lực 32, 46, 68, còn rất nhiều loại dầu thủy lực khác được sử dụng trong hệ thống thủy lực như:
- Dầu thuỷ lực ISO VG 15: Đây là loại dầu thuỷ lực được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống phanh thuỷ lực, trợ lái thuỷ lực.
- Dầu thuỷ lực ISO VG 22: Loại dầu này thường sử dụng nhiều trong các máy móc hàng không, máy bay.
- Dầu thuỷ lực ISO VG 100: Đây là loại dầu dùng với các thiết bị máy móc công nghiệp và công nghiệp nặng, khả năng chịu tải lớn.
Ứng dụng dầu thuỷ lực
- Trong lĩnh vực công nghiệp: Dầu thuỷ lực sử dụng cho các thiết bị vận chuyển vật liệu với công suất làm việc lớn. Điển hình như cần cẩu, máy xúc, máy đào,... Bên cạnh đó còn có các loại máy móc chuyên dụng để nén và tạo hình vật liệu, ví dụ như máy ép, máy cuốn, máy chấn,... Ngoài ra còn được ứng dụng cho nhiều thiết bị gia công kim loại khác.
- Trong lĩnh vực hàng không: Sử dụng cho hệ thống điều khiển bộ phận hạ cánh máy bay.
- Trong lĩnh vực hàng hải: Dầu thuỷ lực sử dụng cho bộ phận điều khiển tua bin, bộ phận thay đổi hướng, bộ phận máy móc, thiết bị cần cẩu.
- Trong lĩnh vực nâng hạ hàng hoá, di chuyển hàng hoá: Dầu thuỷ lực sử dụng trong các hệ thống truyền động tự động, truyền động thuỷ lực, hệ thống kích nâng thuỷ lực.
Tiêu chuẩn dầu thuỷ lực cho máy móc
Đối với những người chưa có kinh nghiệm và am hiểu về dầu thuỷ lực, lựa chọn loại dầu mang lại hiệu quả vận hành tốt cho máy móc không phải là điều dễ dàng. Chính vì thế, các bạn có thể căn cứ vào các tiêu chí sau đây để đưa ra sự lựa chọn lí tưởng nhất:
Chỉ số độ nhớt
Khi lựa chọn dầu thuỷ lực, độ nhớt là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên cần lưu ý. Thông thường, trên bao bì, thùng dầu thuỷ lực sẽ được ghi rõ chỉ số này. Các loại dầu khác nhau sẽ tương ứng với chỉ số khác nhau.
Ở thời điểm hiện tại trên thị trường hiện nay, có 3 chỉ số độ nhớt động học phổ biến nhất. Đó là ISO 32, 64, 46. Trong đó, đối với các hệ thống thuỷ lực chuyên dụng, thường xuyên tải nặng và phát sinh nhiệt lớn, dầu có độ nhớt 64 thường được ưu tiên hơn cả. Còn đối với các hệ thống thuỷ lực thông thường, dầu nhớt ISO 32 và 64 sẽ được sử dụng rộng rãi. Bởi lẽ khả năng bôi trơn của 2 loại này cực kỳ tốt và quan trọng nhất là phù hợp với điều kiện khí hậu đặc trưng ở Việt Nam.
Căn cứ vào khả năng chống cháy
Thông thường, các loại dầu thuỷ lực chống cháy sẽ được bổ sung những phụ gia quan trọng khác. Liều lượng và cách thức trộn phụ gia sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Đây sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho các hệ thống thuỷ lực sản xuất công nghiệp toả ra nhiệt lượng cao. Nếu bạn dùng các loại dầu thuỷ lực khác, sự ma sát sản sinh ra trong quá trình vận hành rất dễ gây cháy nổ.
Căn cứ vào môi trường vận hành của máy móc
Mối trường là yếu tố đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc lựa chọn dầu thuỷ lực. Cụ thể, nhiệt độ và độ ẩm sẽ là 3 nhân tố chủ chốt mà bạn cần quan tâm. Dầu thuỷ lực có độ nhớt cao sẽ phù hợp với môi trường có nhiệt độ cao. Ngược lại các loại dầu có độ nhớt như ISO 32 hay 64 sẽ là sự lựa chọn của môi trường có nhiệt độ thấp và trung bình. Nếu như độ ẩm trong không khí cao, bạn nên chọn dầu thuỷ lực có khả năng kháng nước tốt.
Căn cứ vào thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ của dầu thuỷ lực
Bất cứ sản phẩm nào cũng đề cao yếu tố nhà sản xuất và nguồn gốc xuất xứ. Dầu thuỷ lực cũng không ngoại lệ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại dầu thuỷ lực đến từ vô vàn các thương hiệu khác nhau. Người dùng có thể lựa chọn một số cái tên tiêu biểu, đã khẳng định được uy tín và chất lượng như dầu thủy lực Shell, dầu thủy lực Castrol, Total, Caltex,...
Căn cứ vào giá dầu thuỷ lực và chi phí thay dầu
Là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, chi phí là điều phải cân nhắc. Phổ giá cho các loại dầu thuỷ lực hiện nay khá đa dạng. Hầu hết các loại dầu có giá thành ở mức trung bình, phổ thông đều đã có thể mang lại hiệu suất làm việc cao, ấn tượng. Tuy nhiên đối với các thiết bị thuỷ lực chuyên dụng, yêu cầu khắt khe về dầu thì bạn nên chọn những dòng thuộc phân khúc cao cấp để đảm bảo tuổi thọ máy móc.
Còn về chi phí thay thế, trung bình mỗi tháng một lần thay dầu để đảm bảo sự ổn định và kéo dài tuổi thọ cho các chi tiết máy. Với mỗi máy thuỷ lực thông thường, chi phí thay dầu sẽ rơi vào khoảng vài triệu đồng. Tuỳ vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, bạn sẽ cần cân nhắc và xem xét vấn đề này một cách kỹ lưỡng.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về dầu thuỷ lực, các loại dầu thuỷ lực và kinh nghiệm lựa chọn loại dầu nhớt này. Hy vọng rằng các bạn đã có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích, am hiểu tường tận hơn về đặc điểm của dầu thuỷ lực. Chúc bạn tìm được địa điểm bán dầu thủy lực giá rẻ, chất lượng để trang bị cho hệ thống của mình.
Ngày tạo: 2020-10-24 16:17:29 | Người tạo: Phát Review