Độ C
Độ C (Celsius) và độ F (Fahrenheit) là một trong những cái tên quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về các khái niệm độ C là gì? Độ F là gì? Tại sao chúng lại quan trọng với cuộc sống hàng ngày của con người? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để có thể hiểu rõ về các khái niệm này nhé.
Khái niệm độ C là gì? Độ C trong tiếng anh?
Độ C là một đơn vị đo nhiệt độ được ký hiệu là ºC. Độ C trong tiếng Anh là Celsius, cái tên này được đặt theo tên của nhà Thiên văn học Anders Celsius (1701 - 1744) người Thụy Điển. Ông là người đầu tiên phát hiện và công bố ra hệ thống đo nhiệt căn cứ theo trạng thái của nước.
Năm 1742, Anders Celsius đã phát minh ra một thang đo nhiệt độ mới, thang đo này đi nguộc với cái mà con người đang sử dụng ở thời điểm bấy giờ, thang đo đó được ông gọi với cái tên Celsius. Trong hệ thống thang đo này, ông quy định 0 độ là độ sôi của nước, 100 độ là thời điểm nước đóng băng. Sau đó 2 năm, tức năm 1744 thì nhà khoa học Carolus Linnaeus đã biến đổi đảo ngược thang đo của hệ thống Celsius khi chọn độ 0 là điểm nước đóng băng và 100 độ là điểm nước sôi. Và cũng theo thang đo này, nhiệt độ thân nhiệt bình thường của con người là 37 độ C. Thang đo này được công nhận và dần trở nên phổ biến. Ngày nay, độ C là một trong những đơn vị đo lường chuẩn hóa được sử dụng chung cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Song song với độ C thì độ F cũng là một khái niệm vô cùng quen thuộc.
Độ F là gì?
Tương tự như độ C thì độ F cũng là một đơn vị đo nhiệt độ, với ký hiệu là ºF. Trong tiếng anh, độ F được đọc là Fahrenheit - nguồn gốc tên gọi này là được đặt theo tên của nhà vật lý học Daniel Gabriel Fahrenheit (1686 - 1736) người Đức.
Trong thang đo độ F, Daniel Gabriel Fahrenheit lựa chọn nhiệt độ 0 là điểm chuẩn thứ nhất trên thang bởi vì đây là nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông năm 1708 - 1709 trên thành phố Gdansk - quê hương của ông. Sau suốt một khoảng thời gian dài nghiên cứu, vào năm 1714 ông đã xác định được điểm chuẩn thứ 2 trên thang đo là 32 độ F - tại đây là nhiệt độ của nước tinh khiết đóng băng. Tiếp sau đó với điểm chuẩn thứ ba của thang độ F là 96 độ - nhiệt độ thân nhiệt của một người bình thường.
Sau này, sau nhiều lần quy chuẩn lại thì thang đo được xác định lại với 2 mốc 32 độ F và 212 độ F tương ứng lần lượt với nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết và nhiệt độ sôi của nước. Và theo quy chuẩn mới này thì mức đo thân nhiệt của một người bình thường là 98.6 độ F thay vì 96 độ F như thang đo ban đầu mà Daniel Gabriel Fahrenheit đã xác định.
Trước khi độ C xuất hiện thì độ F là ký hiệu được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các lĩnh vực: thời tiết, công nghiệp, y tế,... Sau này, sau khi độ C được đưa vào chuẩn hóa thì độ F không còn phổ biến như trước. Dù vậy, một số quốc gia như Mỹ vẫn chấp nhận sử dụng hệ thống thang đo Fahrenheit với mục đích phi khoa học.
Phân biệt và chuyển đổi độ C và độ F
Để nói một cách dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng một thang đo với hai đầu: đầu và cuối. Với hai ý nghĩa tương ứng là nhiệt độ nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước.
- Trên thang đo độ C: Điểm đầu mút là 0 độ và cuối mút là 100 độ. Theo đó, nhiệt độ của một người bình thường là 37 độ C.
- Trên thang đo độ F: Điểm đầu mút là 32 độ và cuối mút là 212 độ.Theo đó, nhiệt độ của một người bình thường là 98.6 độ F.
Việc chuyển đổi giữa hai đơn vị này được đánh giá là khá phức tạp. Vì sao? Bởi vì hầu hết các loại đơn vị khác đều có chung điểm xuất phát là mốc 0 ban đầu. Nếu bắt đầu từ 0 ta có thể xác định được phần thêm vào tương ứng. Tuy nhiên độ C và độ F thì khác. Hai đơn vị đo nhiệt này không cùng xuất phát từ vị trí 0. Vì thế, khi thực hiện chuyển đổi thì ta phải làm một phép trừ/phép cộng nào đó trước khi thực hiện thêm phép nhân.
Tuy không phải cách chuyển đổi quá khó khăn nhưng đôi khi sẽ dễ gây nhầm lẫn cho bạn. Có một nguyên tắc đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay như sau:
- Để đi từ Fahrenheit sang Celsius, lấy 30 giá trị Fahrenheit, và sau đó bằng một nửa số đó.
- Đối với câu trả lời chính xác 100%, trừ 32 và chia cho 1,8 (hoặc sử dụng máy tính ở trên!)
1 độ C bằng bao nhiêu độ F? Cách chuyển đổi độ F thành độ C đơn giản
1 độ C bằng 33.8 độ F. Tính được kết quả như vậy là nhờ có các cách chuyển đổi khác nhau. Sau đây là 3 cách chuyển từ độ F thành độ C thông dụng nhất hiện nay.
Cách 1: Chuyển đổi thông qua công thức
T (° C) = ( T (° F) – 32) / 1,8.
Ví dụ: 86 độ F bằng bao nhiêu độ C?
Sau khi áp dụng công thức ta có: T (° C) = ( 86 – 32) / 1,8 = 30 ° C.
Ưu điểm của phương pháp chuyển đổi độ F thành độ C bằng công thức là giúp người dùng có thể hiểu rõ bản chất của phương pháp. Tuy nhiên nhược điểm là khó tính toán, với các số lớn phải sử dụng máy tính hỗ trợ.
Cách 2: Sử dụng bảng chuyển đổi cho trước.
Dựa vào bảng đổi Fahrenheit sang Celsius sau đây ta sẽ xác định được độ C tương ứng. Ưu điểm của cách này là bạn có thể tìm ra được con số một cách nhanh chóng và chính xác. Nhược điểm là do bảng thang đo hạn chế về số lượng, bạn sẽ chỉ tìm được một số nhiệt độ thông dụng nhất, phạm vi ứng dụng không cao.
Cách 3: Sử dụng hệ thống hỗ trợ của Google
Đây được đánh giá là cách thực hiện đơn giản và hiệu quả hàng đầu. Khi muốn chuyển đổi nhiệt độ, bạn chỉ cần gõ trên công cụ tìm kiếm của Google dòng “C to F” hoặc “F to C” sau đó nhập con số mà bạn muốn đo, chỉ sau vài giây là kết quả chính xác sẽ được trả về hiển thị trên màn hình máy tính.
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, chuẩn xác. Tuy vậy, cách tính này chỉ áp dụng được nếu máy tính, điện thoại của bạn có kết nối Internet truy cập.
Một số thắc mắc về độ C và độ F thông thường
Độ C là một khái niệm thông dụng, tuy nhiên vẫn còn một số thắc mắc xoay quanh ký hiệu này. Hãy cùng DBK tìm hiểu rõ hơn nhé:
Cách ghi (gõ) độ C trong Word, Excel
Word, Excel,... là các ứng dụng thao tác văn bản, bảng tính của máy tính desktop. Bạn có thể dùng các cách khác nhau để chèn các ký hiệu nhiệt độ này vào văn bản máy tính.
Cách 1: Trước hết, chọn mục Insert > tiếp theo đó chọn Symbol và More Symbol ở các phần tiếp theo
Sau khi cửa sổ giao diện Symbol xuất hiện, bạn sẽ tick chọn vào tab Symbol. Tiếp theo đó, trong mục Font > chọn Normal text, Subset > chọn Latin-1 Supplement, ở phần phía dưới Character code > chọn 00B0
Sau khi đã thực hiện đủ các bước như trên, ký hiệu độ C sẽ xuất hiện trong bảng danh sách trên màn hình và được đánh dấu bằng màu xanh để người dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn. Để chọn ký hiệu độ C, bạn ấn Insert > chọn Close là đã có thể dán biểu tượng này vào nội dung văn bản Word, Excel.
Cách 2: Chèn độ C dùng trong Word
Ta sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + dấu + để viết số mũ và gõ chữ o vào sẽ được biểu tượng độ C. Sau khi gõ được ký hiệu độ C, tiếp tục ấn tổ hợp Ctrl + Shift + dấu là văn bản đang thao tác sẽ trở về chế độ cũ.
Cách 3: Dùng tổ hợp phím và số để ấn chọn.
Bạn ấn tổ hợp Alt kèm theo phím số 0186 trên hệ thống phím máy tính. Ấn giữ Alt sau đó ấn lần lượt các số 0, 1, 8, 6 là biểu tượng độ C sẽ xuất hiện. Lưu ý là các phím số này phải bên phải bảng phím với bàn phím có numpad, nếu các phím không có numpad thì sẽ không thực hiện được.
Lợi ích của các loại thang đo nhiệt độ
Trong cuộc sống hiện nay, thang đo nhiệt độ C được đánh giá trực quan và độ phổ biến cao hơn. Các điểm mốc nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước gần gũi với thực tế cuộc sống con người. Truong khi đó, điểm mút của thang đo độ F lại đánh dấu nhiệt độ đóng băng của hỗn hợp nước muối - loại nước không phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Hơn nữa, trong các nghiên cứu khoa học thì sử dụng độ F cũng ít thuận lợi hơn so với đô C. Ưu điểm duy nhất của độ F so với độ C là thang đo độ F có nhiều mốc hơn và nhiệt độ đo được chính xác hơn (do đơn vị độ C cần dùng đến các chữ số thập phân sau dấu phẩy nhiều). Ví dụ sự chênh lệch giữa 30 °F và 31 °F sẽ tương đồng với độ chênh lệch giữa 12,1 °C và 12, 7 °C. Tuy vậy, sự chênh lệch này không có ý nghĩa quá lớn vì trong khoa học thường sử dụng số thập phân và phân số để tính toán.
Tại sao các nước Bắc Mỹ vẫn sử dụng độ F?
Hoa Kỳ là một trong những nước điển hình sử dụng tiêu chuẩn thang đo độ F. Các nước lân cận của Mỹ cùng sử dụng bảng thang đo này. Một trong những lý do tại sao họ vẫn sử dụng độ F là do lịch sử gắn bó lâu dài với bảng thang đo này. Hàng thế kỷ qua, người dân Bắc Mỹ vẫn luôn sử dụng độ F để làm căn cứ nhiệt độ. Tuy vậy, thời kỳ toàn cầu hóa khi mà cả thế giới áp dụng theo quy chuẩn độ C thì việc giữ bảng độ F sẽ gây cản trở khó khăn và nhầm lẫn cho các nước này. Đó là nguyên nhân các phép tính chuyển đổi giữa độ C và độ F được sử dụng.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về khái niệm cũng như cách chuyển đổi giữa hai đơn vị đo độ C và độ F. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. DBK cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.