Cấu Tạo Bơm Dầu
Máy bơm dầu là bộ phận vô cùng quan trọng trong động cơ có tác động bôi trơn, làm mát bề mặt động cơ có ma sát. Hiểu biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bơm dầu để đảm bảo quá trình vận hành máy được diễn ra trơn tru hơn là việc khách hàng nên nắm rõ khi mua máy. Cùng DBK tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.
Máy bơm dầu là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong các động cơ giúp bôi trơn, làm mát động cơ có bề mặt ma sát cao với một áp suất ổn định để đảm bảo sự hoạt động bình thường của máy móc. Vậy cấu tạo của máy bơm dầu là gì hãy cùng DBK tìm hiểu thêm về nó cũng như nguyên lý hoạt động để có những thông tin hữu ích trong quá trình mua cũng như sử dụng máy bơm dầu được hiệu quả tốt nhất.
Cấu tạo của máy bơm dầu
Bơm dầu kiểu bánh răng
Bơm dầu kiểu bánh răng được cấu tạo gồm các bộ phận chính là nắp, vỏ bơm, cặp bánh răng ăn khớp, trục, van, đai ốc, lò xo, ống cấp dầu và thoát dầu. Trong đó cặp bánh răng bao gồm một bánh răng chủ động được lắp cố định trên trục bơm bằng then hoa hoặc then bán nguyệt và bánh răng bị động được lắp ráp ăn khớp với nhau. Răng của bánh răng được thiết kế thành các dạng như: răng thẳng, xoắn ốc hoặc nón chữ V với số lượng răng Z từ 8-12.
Bơm dầu kiểu bánh răng còn được phân loại thành 2 kiểu là bơm bánh răng trong và bơm bánh răng ngoài về cơ bản thì 2 kiểu bơm dầu này đều có cấu tạo chung như trên tuy nhiên có một số điểm khác biệt như sau:
- Kích thước của bánh răng ngoài lớn hơn và cồng kềnh hơn so với bánh răng trong do vậy việc lắp đặt và di chuyển có khó khăn hơn.
- Hoạt động kém ốn định hơn so với bơm bánh răng trong và còn phát ra tiếng ồn lớn hơn.
- Nếu máy móc sử dụng chất siêu nhớt hoặc có độ đậm đặc cao thì máy hoạt động không hiệu quả nên khách hàng không nên lựa chọn loại này.
Có thể nói cấu tạo của bơm dầu kiểu bánh răng tương đối đơn giản, dễ dàng lắp đặt, ngoài ra với giá thành rẻ hơn thì bơm bánh răng được ứng dụng trong nhiều ngành nghề không quá yêu cầu về áp suất máy làm việc cao.
Bơm dầu kiểu Roto
Bơm dầu kiểu Roto bao gồm 1 vỏ, roto trong và roto ngoài được thiết kế lồng vào nhau theo tỷ lệ chuẩn, trong đó:
- Roto ngoài có bề mặt được khoét lõm hình ngôi sao đỉnh tròn, roto trong được làm dạnh chữ thập đỉnh tròn được lắp vào phía trong roto ngoài theo kiểu lệch tâm với nhau.
- Roto trong hoạt động được nhờ trục bơm dẫn động từ trục cam của động cơ.
Nguyên lý hoạt động của máy bơm dầu
Bơm dầu kiểu bánh răng
Bơm dầu kiểu bánh răng hoạt động dựa trên nguyên lý dẫn nén chất lỏng nghĩa là hút chất lòng và đẩy chất lỏng đến bộ phận máy cần bôi trơn. Hai bánh răng của máy bơm dầu được cấu tạo ăn khớp với nhau và tạo thành 2 khoang dầu riêng biệt là khoang dầu vào và khoang dầu ra được ngăn cách.
- Đầu tiên là bánh răng chủ động hoạt động dựa trên lực kéo đến từ trục khuỷu và trục cam, đồng thời kéo bánh răng bị động hoạt động theo nhờ các bánh răng ăn khớp nhau. Chất lỏng trong các rãnh bánh răng sẽ được vận chuyển từ khoang hút dầu từ nơi có áp suất thấp được nén lại và đẩy lên khoang đẩy dầu theo vỏ bơm có áp suất cao hơn và đến những chi tiết máy cần bôi trơn.
- Lượng dầu trong mỗi lần đẩy đi cũng tạo ra một lực hút ở trong khoang dầu vào, nhờ đó dầu được hút lên từ cat-te. Quá trình này được lặp lại liên tục và tạo thành một chu kì vận chuyển của dầu trơn trong động cơ.
Khi tốc độ động cơ tăng cao đồng thời sẽ làm cho tốc độ tại bánh răng cũng phải tăng theo, do vậy làm cho áp suất dầu vượt quá mức quy định của máy bơm. Nhằm hạn chế những tác động mà áp suất dầu quá cao gây ra thì van điều áp hay van an toàn sẽ được lắp vào để khắc phục tình trạng này. Khi áp suất dầu đạt mức quá cao thì van điều áp sẽ mở ra, làm cho 1 phần lượng dầu sẽ về lại khoang hút, từ đó sẽ hạn chế được áp suất dầu tăng quá mức. Ngoài ra van điều áp này cũng hoạt động tương tự khi ống đẩy bị tắc van cũng sẽ mở ra để chất lỏng được trở về bề mặt hút.
Bơm dầu kiểu Roto
Nguyên lý hoạt động của bơm dầu của Roto hoạt động dựa trên sự phối hợp dẫn dầu của 2 Roto. Hai Roto được đặt lệch nhau, đảm bảo khi roto trong quay thì roto ngoài cũng quay theo. Đỉnh của roto bên trong luôn áp sát vào thành của roto ngoài, tạo thành các khoang dầu A và B biệt lập. Khi roto quay, khoảng không gian giữa các roto chứa đầy dầu, thể tích khoang B dần giảm, dầu dần được nén với áp suất cao, và được đẩy đi bôi trơn các chi tiết của máy thông qua các cửa xả. Ngược lai, thể tích khoang A dần tăng, tạo ra một độ chân không hút lượng dầu trong cat-te, cứ như thế qua trình này được lặp lại liên tục, đẩy lượng dầu bôi trơn khắp động cơ.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ của DBK trong bài viết trên đã giúp quý khách hàng có thêm những thông tin hữu ích về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của 2 kiểu bơm dầu cơ bản hiện nay. Mọi thông tin thắc mắc về các dòng sản phẩm máy bơm dầu quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với đội ngũ của DBK để được giải đáp nhanh nhất.
Ngày tạo: 2022-07-23 08:22:27 | Người tạo: Phát Review