Hướng dẫn chế máy ép thủy lực
Máy ép thủy lực là thiết bị thủy lực tạo ra lực nén bằng cách sử dụng xi lanh thủy lực. Thị trường ngày nay cung cấp rất nhiều loại máy ép thủy lực. Nhưng nếu có nhu cầu, bạn cũng có thể tự chế tạo một máy ép thủy lực cơ bản. Cùng tìm hiểu hướng dẫn chế máy ép thủy lực ngay sau đây nhé!
Đối với các nhiệm vụ đòi hỏi nhiều áp lực lên vật liệu được xử lý, dàn ép thủy lực có khả năng thích ứng và rất cần thiết. Thiết bị với đa dạng các thiết kế và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng hiện nay. Mỗi loại sẽ được bán với một mức giá khác nhau, một số loại máy ép thủy lực khá đắt và không phù hợp đối với hoàn cảnh tài chính của hầu hết nhiều người. Vì điều này, một số người đã quyết định chế tạo máy ép thủy lực để sử dụng. Mời các bạn tham khảo hướng dẫn chế máy ép thủy lực chi tiết nhất dưới đây nhé!
Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy ép thuỷ lực
Để xây dựng một máy ép thủy lực hiệu quả và hoạt động đầy đủ chức năng, ta cần hiểu rõ các bộ phận cấu thành máy và cách chúng hoạt động.
Các bộ phận của máy ép thủy lực
Máy ép thủy lực hoạt động nhờ sự tương tác giữa ba hệ thống chính: Hệ thống điều khiển, hệ thống thủy lực và khung máy. Các thành phần nhỏ bên trong máy gồm:
- Xi lanh thủy lực: Thực hiện chuyển đổi năng lượng từ áp lực dầu sang chuyển động cơ học, đảm bảo sức ép cần thiết cho quá trình ép.
- Bơm thủy lực: Được sử dụng để tạo áp lực dầu, đẩy chất lỏng thủy lực vào xi lanh và giúp thúc đẩy quá trình ép.
- Hệ thống sinh lực: Cung cấp nguồn điện để điều khiển và vận hành máy ép thủy lực.
- Van điều khiển: Quản lý luồng chất lỏng thủy lực, kiểm soát áp lực và hướng dẫn quá trình ép.
- Bình chứa chất lỏng công tác: Chứa chất lỏng thủy lực, đảm bảo nguồn cung cấp ổn định trong quá trình hoạt động.
- Cụm lọc dầu: Loại bỏ tạp chất và bảo vệ hệ thống khỏi hỏng hóc do dầu bẩn.
- Ống/đường ống và phụ kiện: Liên kết các bộ phận lại với nhau, đảm bảo dòng chất lỏng thủy lực ổn định và đúng hướng.
Vì vậy, khi tự chế một máy ép thủy lực, cần bổ sung đủ các bộ phận này để đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy trong quá trình sử dụng.
Cách máy ép thủy lực hoạt động
Để chế tạo một chiếc máy ép thủy lực, trước tiên bạn phải hiểu được nguyên lý làm việc của máy ép thủy lực!
Về nguyên lý, đây là dòng máy công cụ sử dụng nguồn lực của hệ thống thủy lực. Hệ thống thủy lực này dựa trên nguyên lý là định luật Pascal. Theo đó, áp suất (P) tác dụng lên khối chất lỏng nằm trong hai xi lanh là tác nhân dẫn động máy ép thủy lực. Hai xi lanh này được đặt vuông góc với thành ống và được liên kết với nhau. Mà áp suất chất lỏng được tạo ra bằng nhau. Áp suất chất lỏng sẽ luôn song song với piston cực lớn đồng thời tạo áp lực thực lên piston. Lực này là thứ tạo ra sức nén.
Xem thêm: Máy ép thủy lực
Hướng dẫn chế máy ép thủy lực đơn giản
Chúng ta đều biết rằng máy ép thủy lực được sử dụng thường xuyên trong mọi mặt của cuộc sống. Ví dụ, chúng có thể được sử dụng trong các cơ sở sửa chữa xe để nén và ép các ổ trục, bánh răng, vòng bi,... Hoặc chúng có thể được sử dụng để nghiền gỗ, nhựa, cao su,...
Phần này sẽ cung cấp hướng dẫn chế máy ép thủy lực đơn giản với ngân sách thấp, mà vẫn đảm bảo lực ép với áp suất cao, lên đến 35 tấn trên 50 cm vuông.
Chuẩn bị các dụng cụ đồ nghề
Trước khi tiến hành chế máy ép thủy lực, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ sau:
- Máy tiện
- Máy khoan
- Máy hàn
- Máy mài
- Máy khoan
- Con đội thủy lực
Ngoài ra, còn có các thiết bị, công cụ hoặc vật dụng khác sẽ được yêu cầu trong quá trình sản xuất (sẽ được liệt kê trong quá trình thực hiện).
Bước 1: Chế tạo khung máy
Để bắt đầu chế tạo máy ép thủy lực, trước tiên, cần xây dựng một khung máy vững chắc để liên kết các bộ phận với nhau. Chọn chất liệu cho khung máy sao cho đảm bảo độ dày, độ cứng và khả năng chịu lực tốt, từ đó tăng độ bền của khung máy khi hoạt động. Khung máy chính sẽ phải chịu tải trọng chủ yếu mỗi khi máy ép hoạt động.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu để chế tạo khung, bạn có thể bắt đầu dựng một khung hình chữ nhật như sau. Lưu ý rằng phần đế không cần quá dày như phần khung trên.
Bước 2: Thiết kế bộ phận nén
Trong quá trình chế tạo máy ép thủy lực, bước tiếp theo là chuẩn bị những tấm thép và sắt mỏng, sau đó ghép chúng lại thành một hình hộp như hình ảnh minh họa dưới đây. Hộp thép này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc gắn đầu ép và hỗ trợ kích thủy lực.
Cần lưu ý rằng hộp thép được đặt ở chính giữa khung máy, có khả năng di chuyển lên xuống tùy thuộc vào quá trình ép. Vì vậy, không nên cắt các phần nối với khung máy quá chặt hoặc vừa khít, để đảm bảo máy có thể di chuyển linh hoạt để thực hiện quá trình ép xuống.
Tiếp theo, sau khi ướm thử vào khung, bạn tiếp tục hàn hai tấm thép mỏng vào hai bên mặt trong của khung máy, như được mô tả trong hình ảnh sau đây:
Sau khi hàn xong, hãy khoan hai lỗ và bắt vít để cân bằng vị trí hộp thép với khung máy. Việc vặn chặt vít sẽ giúp cố định hộp thép vào khung máy, tạo sự ổn định cho toàn bộ cấu trúc. Bạn có thể tham khảo hình ảnh minh họa dưới đây để thực hiện đúng bước này:
Cuối cùng, lắp thêm một tấm thép mỏng bên mặt hộp còn hở và vặn chặt vít để cố định hộp thép trên khung máy, đảm bảo rằng hộp được gắn chặt và không di chuyển trong quá trình sử dụng.
Lưu ý, việc lựa chọn và kết hợp các bộ phận cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo máy ép thủy lực hoạt động ổn định và hiệu quả.
Bước 3: Lắp lò xo
Sau khi đã lắp hộp thép vào khung, bước tiếp theo là hàn hai móc lên khung máy để gắn lò xo. Chức năng của lò xo là giúp phần đầu ép tự động quay trở lại sau khi hoàn tất quá trình ép.
Bắt đầu bằng việc hàn hai móc treo lò xo vào hai bên khung trên của thân máy, như được minh họa bên dưới:
Tiếp theo, móc lò xo vào hai móc treo và nối chúng với hộp thép đã lắp sẵn vào khung trước đó, để đảm bảo lò xo hoạt động một cách chính xác và hiệu quả.
Quá trình này sẽ tạo nên một hệ thống lò xo, giúp đầu ép tự động quay trở lại vị trí ban đầu sau khi kết thúc việc ép vật phẩm.
Lưu ý, việc lắp đặt và hàn chính xác các móc lò xo là quan trọng để đảm bảo máy ép thủy lực hoạt động hiệu quả và an toàn.
Bước 4: Hàn đầu ép vào hộp thép
Ở bước này, bạn cần lựa chọn đầu ép có khả năng chịu lực tốt và cứng cáp. Sau đó, hãy hàn đầu ép vào hộp thép đã được lắp trước đó, như được minh họa trong hình dưới đây:
Bằng cách thực hiện quy trình này, bạn đã hoàn thành việc lắp đặt trục ép vào máy. Đầu ép được hàn chắc chắn vào hộp thép, sẵn sàng để tiến hành quá trình ép chất liệu một cách hiệu quả.
Bước 5: Lắp kích thủy lực
Để tạo máy ép thủy lực tự chế, bạn có thể lựa chọn loại kích thủy lực có lực đẩy phù hợp với nhu cầu, tùy vào muốn tạo máy có lực nén cao hay thấp. Kích có lực đẩy lớn sẽ thích hợp cho việc ép những vật nặng hơn. Lưu ý rằng cần đảm bảo cả khung máy và đầu ép đều chịu được lực đẩy này. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về kích 2 tấn, bạn cũng có thể lựa chọn loại kích 5, 10, 20 tấn tùy theo yêu cầu.
Sau khi lắp đặt kích thủy lực vào thân máy, bạn đã hoàn thành việc chế tạo máy ép thủy lực tự chế của riêng mình, kết quả cuối cùng sẽ tương tự như hình ảnh dưới đây:
Mỗi khi sử dụng máy để ép xong, bạn chỉ cần xả van để kích tự thu hồi xi lanh, lò xo sẽ tự đẩy đầu ép lên và đưa trục ép về vị trí ban đầu:
Bạn có thể chọn loại kích sử dụng bơm tay hoặc bơm điện tùy theo nhu cầu. Trong trường hợp dùng bơm điện, bạn cần thiết kế khung máy lớn hơn và có trục ép với xi lanh lớn. Cố định trục ép bằng hai mặt bích dày 20mm đặt trên và dưới khung trên của máy. Hàn một bàn làm việc có sức chịu lực cao, khoảng cách khoảng 50cm so với trục ép. Bạn cũng cần hàn thêm một khung để máy bơm điện thủy lực bên cạnh phải của khung. Đồng thời, hãy khoan những lỗ trên khung ở vị trí hợp lý để luồn dây dẫn điện.
Xem thêm: Súng xiết bu lông đo lực
Kết luận
Như vậy những hướng dẫn chế máy ép thủy lực đã được chúng tôi chia sẻ đầy đủ ở trên. Hy vọng thông tin trong bài viết đã hỗ trợ bạn trong việc mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình. Tuy việc tự chế máy ép thủy lực giúp tiết kiệm chi phí, nhưng nhìn chung máy tự chế nhưng đôi khi mang lại nhiều rủi ro, không thích hợp để sử dụng ở những công việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp và độ chính xác cao hơn. Vì vậy việc đầu tư mua một thiết bị máy ép thủy lực mới, chất lượng cao là vô cùng cần thiết. Tại DBK cung cấp các sản phẩm máy ép thủy lực mới 100% chính hãng với mức giá vô cùng phải chăng. Vì vậy nếu có điều kiện, hãy liên hệ ngay cho DBK để nhận được ưu đãi nhé!
Ngày tạo: 2022-09-15 10:49:54 | Người tạo: Phát Review