Sơ đồ nguyên lý máy ép thủy lực
Máy ép thủy lực được hiểu một cách đơn giản là thiết bị sử dụng áp lực tác động lên chất lỏng để nghiền nát hoặc nén một vật hoặc chất liệu tùy thuộc vào nhu cầu của người điều khiển. Chúng được sử dụng khá nhiều trong các hoạt động công nghiệp, phụ vụ ở nhà máy, xưởng. Bạn đang có những thắc mắc và muốn tìm hiểu sơ đồ nguyên lý máy ép thủy lực thì có thể tham khảo qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Cấu tạo sơ đồ nguyên lý máy ép thủy lực
Quy luật truyền áp suất trong chất lỏng chính là cơ sở cho nguyên lý được sử dụng để tạo ra áp suất trên dàn ép thủy lực dựa trên một ý tưởng cơ bản của định luật Pascal. Đặc biệt, áp suất trong một hệ thống kín có chất lỏng sẽ không thay đổi khi áp suất được trao đổi giữa chúng. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực có thể hiểu qua các thành phần dưới đây:
1. Bơm thủy lực
Bơm thủy lực có nhiệm vụ chuyển năng lượng cơ học thành dạng năng lượng thủy lực truyền đi khắp hệ thống, được ví như là trái tim của toàn hệ thống. Một máy bơm bánh răng bên ngoài sẽ được sử dụng trong một máy ép thủy lực điển hình để thực hiện nhiệm vụ này. Máy bơm làm tăng hiệu suất thể tích và hoàn hảo cho các ứng dụng áp suất trung bình.
2. Van an toàn
Van an toàn là loại van thường đóng, tự động mở khi áp suất nạp tăng quá mức cho phép để một lượng chất lỏng chảy qua bình chứa cho đến khi áp suất giảm xuống mức quy định. Đây là một thành phần cần thiết để bảo vệ máy móc phía sau đường ống khỏi sự gia tăng đột ngột của áp suất ngược dòng là van an toàn gián tiếp cho nước. Khi van an toàn được kết nối với đường ống, chúng hoạt động hoàn toàn tự chủ theo các mức áp suất đã cài đặt trước.
3. Đồng hồ đo áp
Đây là phụ kiện thiết bị chuyên dụng không thể thiếu nhằm hiển thị áp suất trên đồng hồ để có thể dễ dàng nhận biết được những vấn đề phát sinh trên hệ thống. Sử dụng đồng hồ đo áp suất có một số ưu điểm, bao gồm đảm bảo an toàn cho máy móc, xác định các sự cố thiết bị, chẩn đoán các vấn đề về công suất máy bơm, kiểm tra và giám sát áp suất hệ thống kịp thời và ngăn ngừa tai nạn.
4. Van phân phối 4/3
Van này thiết kế 4 cửa nhưng chỉ hoạt động ở 3 vị trí. Van hoạt động ở chế độ chờ (tức là không tải) ở vị trí van chưa hoạt động. Dầu sẽ qua van này và hồi về bể.
5. Cụm van an toàn bảo vệ đường ống
Đây là một cụm van an toàn bao gồm 2 van mắc tune tune, chỉ hoạt động khi có sự cố quá áp nhằm bảo về đường ống, chống vỡ.
6. Van 1 chiều điều khiển
Van thực hiện nhiệm vụ chống rơi, chống tụt, giữ an toàn cho toàn hệ thống. Van hoạt động được bằng cách lấy tín hiệu từ áp suất của dầu trong hệ thống.
7. Xi lanh thủy lực
Xi lanh thủy lực là bộ phận quan trọng nhất của trong máy ép thủy lực vì nó biến đổi năng lượng thủy lực thành năng lượng cơ năng. Xilanh thủy lực thực hiện cơ cấp chấp hành, hoạt động lênh xuống tạo lực cung cấp cho hệ thống để ép vật liệu.
8. Vật liệu ép
Là các lật liệu để ép, tùy vào mục đích sử dụng, tùy vào sức ép của máy mà có nhiều loại vật liệu rác nhau như giấy, vật liệu kim loại, sản phẩm phế thải,...
9. Hệ thống làm mát
Nhiệt độ cao làm suy yếu tính toàn vẹn cấu trúc của dầu thủy lực và biến nó thành chất ô nhiễm nguy hiểm cho các thành phần cao su và kim loại, đây là nguyên nhân chính gây ra sự xuống cấp của dầu thủy lực. Để đảm bảo bộ nguồn cho máy ép thủy lực có tuổi thọ cao nhất, cần có thiết bị làm mát. Khi nhiệt độ của dầu tăng quá mức cho phép, thiết bị này sẽ hỗ trợ hạ nhiệt độ xuống và giữ cho thể tích dầu trong đế nhiệt trong phạm vi do nhà sản xuất quy định.
10. Cụm lọc dầu
Có nhiệm vụ lọc các chất bẩn ra khỏi chất lỏng thủy lực vì hiệu suất của hệ thống sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi chất lượng của dầu thủy lực. Có thể lọc các chất bẩn rắn ra khỏi dầu tuần hoàn bằng nhiều bộ lọc khác nhau, bao gồm bộ lọc đường hồi, bộ lọc đường hút và bộ lọc đường áp lực. Ngoài ra, khi lọc còn có thể giảm thiểu được sự mài mòn trong hệ thống.
11. Van tiết lưu 1 chiều
Thực hiện điều chỉnh vector vận tốc tức thời lúc nâng pistong phù hợp với hệ thống vận hành.
12. Bể chứa thủy lực
Đây là một thành phần có nhiệm vụ phục vụ nhiều mục đích khác nhau, bao gồm tách chất gây ô nhiễm, giãn nở chất lỏng, làm mát chất lỏng và lưu trữ chất lỏng. Bể chứa thủy lực được làm bằng thép tấm hàn, và thiết kế có thể được thay đổi tùy theo nhu cầu của ứng dụng.
Xem thêm: Máy ép thủy lực
Các chế độ hoạt động của hệ thống máy ép thủy lực
Chế độ chờ hoạt động
Sau khi bật nguồn hộp điều khiển, xi lanh thủy lực đứng yên ở vị trí không tải (không có vật liệu), và dầu chảy qua bơm 1 và van phân phối 4 trước khi quay trở lại két 7 qua cụm làm mát 10 và lọc dầu 6. Bây giờ các công nhân nên bắt đầu chèn các thành phần vào khuôn để chuẩn bị công việc ép.
Chế độ ép
Công nhân sẽ nhấn nút khởi động trên bảng điều khiển để bắt đầu thao tác ép cho xi lanh 8 khi vật liệu ép đã được cung cấp và khuôn đã được ép. Chất lỏng thủy lực được bơm qua máy bơm, sau đó đi qua van một chiều, van phân phối, xi lanh thủy lực, thiết bị làm mát, cốc lọc, thùng chứa dầu.
Chế độ giữ tải
Ở chế độ này, xi lanh thủy lực sẽ đứng yên trong 5 giây sau khi ép để tăng cường vật liệu ép và tạo ra sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chí về độ bền cơ học. Tại thời điểm này, van an toàn sẽ mở để ngăn chặn sự gia tăng áp suất hệ thống có thể gây hại cho cấu trúc của sản phẩm.
Chế độ lùi về không tải
Vật phẩm sẽ được rút ra khỏi khuôn ép sau khi xi lanh thủy lực trở lại vị trí ban đầu. Thời gian nâng khuôn ép giống như thời gian quay trở lại chính. Van phân phối sẽ bị ép trở lại vị trí chờ một khi xi lanh thủy lực trở lại vị trí ban đầu (vị trí ban đầu).
Xem thêm: Máy gia công thanh cái đồng
Tổng kết
Như vậy, một hệ thống sơ đồ nguyên lý máy ép thủy lực hoàn chỉnh sẽ được cấu tạo bởi 12 thành phần chính hỗ trợ nhau giúp máy ép thủy lực có thể thực hiện trơn tru nhiệm vụ của mình. Mong rằng qua những thông tin này của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu hơn về sơ đồ này cũng như các chế độ hoạt động của hệ thống máy ép. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi.
Ngày tạo: 2022-09-30 09:12:30 | Người tạo: Phát Review