Áp suất chân không
Chắc hẳn bạn đã nhiều lần nghe về áp suất chân không, vậy đại lượng này thể hiện điều gì? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin thú vị và bổ ích về áp suất chân không, hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé!
Áp suất chân không là gì?
Áp suất chân không hay còn gọi là độ chân không, là đại lượng được dùng để đo áp suất của lượng vật chất tồn tại trong môi trường nhất định. Theo các lý thuyết cổ điển, chân không là môi trường không có sự tồn tại của vật chất. Với một thể tích khác không xác định, môi trường chân không được cho là có khối lượng, thể tích và áp suất đều bằng không.
Tuy nhiên giả định này chỉ mang tính chất tương đối. Tại một thời điểm nào đó trong môi trường chân không có thể xuất hiện và biến mất một cách ngẫu nhiên của các hạt mang điện. Sự dao động về khối lượng các hạt điện tích tạo ra sự thay đổi về năng lượng và áp suất trong không gian chân không mà nó xuất hiện. Giá trị áp suất này được gọi là áp suất chân không.
Áp suất chân không bằng bao nhiêu?
Áp suất chân không còn được gọi với tên khác là áp suất âm (Negative Pressure Gauge). Đơn vị đo áp suất chân không bao gồm nhiều loại khác nhau như: mmHg, mBar, Kg/cm2, N/cm2,... nhưng phổ biến nhất là Torr và Pascal (Pa).
Mức độ chân không được mô tả bằng mật độ các phân tử khí trong một thể tích nhất định. Mật độ phân tử khí quy chuẩn trong không khí được xác định ở mức: 2.5 x phân tử/cm3. Mật độ phân tử khí tại không gian so với mật độ trung bình chuẩn của không khí càng thấp thì độ chân không càng lớn. Và ngược lại, mật độ phân tử khí càng lớn thì độ chân không càng thấp.
Người ta thường dùng trạng thái chân không để biểu thị lượng vật chất thấp hoặc rất thấp tại một không gian nhất định. Không gian này sẽ được xem là trạng thái chân không nếu giá trị áp suất của nó nhỏ hơn áp suất trung bình chuẩn của khí quyển, và được chia thành:
- Chân không thấp: 100 Pa
- Chân không trung bình: 0.1 Pa
- Chân không cao: 10-5 Pa
- Chân không siêu cao: p
Sự tương quan giữa áp suất chân không và lượng vật chất
Độ chân không có mối liên hệ mật thiết với lượng vật chất tồn tại trong không gian xác định. Giá trị của độ chân không càng lớn, lượng vật chất tồn tại càng ít. Nói một cách khác, độ chân không càng nhỏ, giá trị áp suất sẽ càng lớn.
Độ chân không sẽ đạt giá trị lớn nhất nếu áp suất chân không bằng không ( 0 Tor hoặc 0 Pa), điều này có nghĩa không gian đang được nhắc đến đạt “áp suất âm tuyệt đối” và không chứa vật chất. Tuy nhiên áp suất chân không tuyệt đối gần như chưa từng xuất hiện. Vì thế, giá trị này chỉ được dùng làm đại lượng mốc cho các phép đo về áp suất.
Công cụ đo áp suất chân không.
Chân không được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống với nhiều lợi ích thiết thực. Để xác định giá trị của áp suất chân không, người ta sử dụng đồng hồ đo áp chân không (thường được gọi là “chân không kế”). Chân không kế thường được sử dụng cho các môi trường có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển. Chẳng hạn như: kiểm tra áp lực tại các đường ống kín, hầm, mỏ, các công việc ứng dụng hút chân không, và một số ngành nghề đặc biệt.
Sử dụng công cụ đo giúp xác định áp suất chân không bằng bao nhiêu. Qua đó có thể kiểm tra, đánh giá hoặc thực hiện các điều chỉnh phù hợp cho công việc. Có 03 loại đồng hồ đo áp chân không, bao gồm:
- Đồng hồ đo áp suất màng: Là loại chân không kế có màng phủ, được sử dụng trong các môi trường có nhiều nước, dầu, bám bẩn,....như nhà máy sản xuất đồ uống, hóa chất,...
- Đồng hồ đo áp suất có dầu: Là loại có sẵn một lượng dầu, giúp bảo vệ các bộ phận bên trong chân không kế. Đồng hồ đo có dầu thường được sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt, dễ hư hỏng như: nhà máy điện, nhà máy lọc dầu,...;
- Đồng hồ đo áp suất không dầu: Đây là loại đồng hồ đo áp suất chân không cơ bản, được thiết kế tương tự các loại đồng hồ đo khác.
Trên đây các thông tin tổng hợp về áp suất chân không và những điều liên quan cần biết. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn tin hữu ích dành đến cho các bạn đọc. Cám ơn đã theo dõi!