Thiết bị cô đặc chân không
Các thiết bị cô đặc chân không được tạo ra và ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong công nghệ hóa chất và thực phẩm. Thiết bị cô đặc chân không có vai trò hết sức quan trọng, cô đặc làm tăng nồng độ tan, tách chất rắn hòa tan ở thể kết tinh sau đó thu lại dung môi nguyên chất.
Thiết bị cô đặc chân không là gì
Cô đặc là việc làm tăng nồng độ chất trong dung dịch, dễ hiểu hơn là làm đậm đặc dung dịch, bằng phương pháp đun sôi. Qua quá trình này, dung môi sẽ bay hơi và tách khỏi dung dịch, còn lại chất hòa tan. Dung dịch giảm và lượng chất hòa tan giữ lại sẽ có nồng độ cao và đậm đặc hơn.
Quá trình cô đặc có thể xảy ra ở mọi nhiệt độ sôi và mọi áp suất. Với áp suất chân không, dung dịch cần cô đặc phải có nhiệt độ sôi dưới 100 độ C. Dung dịch tách bằng phương pháp cô đặc tuần hoàn tốt, dung môi ít tạo cặn và có sự bay hơi liên tục.
Phân loại thiết bị cô đặc chân không
Có nhiều tiêu chí để phân loại thiết bị cô đặc chân không. Theo phương pháp tiến hành quá trình cô đặc, thiết bị cô đặc chân không có thể chia thành các loại sau
- Hệ thống cô đặc chân không nhiều nồi: Phương pháp này có thể tiết kiệm hơi đốt, hơi thứ có thể sử dụng để tạo nhiệt đốt cho nồi tiếp theo. Phương pháp này có hiệu quả kinh tế tốt hơn so với sử dụng hơi đốt cho 1 nồi. Tuy nhiên số lượng nồi không nên quá lớn vì sẽ làm giảm hiệu quả.
- Hệ thống cô đặc liên tục: Quá trình cô đặc diễn ra liên tục
- Hệ thống cô đặc gián đoạn: Kết quả không tốt bằng hệ thống cô đặc liên tục
Ứng dụng thiết bị cô đặc chân không
Thiết bị cô đặc chân không ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, nhưng phổ biến nhất là trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm và hóa chất
- Công nghệ thực phẩm: Dùng để cô đặc dung dịch nước trái cây, mì chính, đường, sữa tươi, nước sốt cà chua
- Trong ngành công nghiệp: Sản xuất hóa chất NaOH, Muối NaCl, muối vô cơ
- Ngoài ra, thiết bị cô đặc chân không còn dùng để cô đặc các dung dịch và dược phẩm trong ngành y- dược.
Cấu tạo thiết bị cô đặc chân không
Với các nguyên liệu khác nhau, chúng ta có thể tiến hành cô đặc bằng thiết bị chân không gián đoạn hoặc liên tục, thiết bị cô đặc chân không 1 nồi đốt hoặc nhiều nổi đốt, thiết bị cô đặc chân không có ống tuần hoàn trung tâm hoặc kết hợp để có hiệu quả tốt phù hợp với mục đích.
Cấu tạo chung của thiết bị cô đặc chân không
- Khoang đun nóng nguyên liệu
- Khoang chứa hơi
- Khoang nước ngưng
Cấu tạo của thiết bị cô đặc chân không gián đoạn 1 nồi
- Nồi cô đặc
- Thiết bị ngưng tụ
- Bình chứa nước ngưng tụ
- Bình chứa nước bơm chân không
- Bơm chân không
- Máy khuấy trộn
- Thiết bị đo áp suất chân không
- Hệ thống bảng điện kiểm soát
Phương pháp hoạt động của thiết bị cô đặc chân không
Phương pháp cô đặc
Cô đặc là việc làm tăng nồng độ chất trong dung dịch, dễ hiểu hơn là làm đậm đặc dung dịch, bằng phương pháp đun sôi. Qua quá trình này, dung môi sẽ bay hơi và tách khỏi dung dịch, còn lại chất hòa tan. Dung dịch giảm và lượng chất hòa tan giữ lại sẽ có nồng độ cao và đậm đặc hơn.
- Phương pháp cô đặc bằng nhiệt: Dưới tác dụng của nhiệt, dung môi từ trạng thái lỏng sẽ chuyển thành hơi nước.
- Phương pháp cô đặc lạnh: Khi hạ thấp nhiệt độ, dung môi kết tinh thành dạng rắn làm tăng nồng độ cho dung dịch. Tùy vào áp suất và tính chất của dung môi mà có nhiệt độ kết tinh khác nhau.
Nguyên tắc của thiết bị cô đặc chân không
- Tiến hành với áp suất chân không
- Dung dịch cần cô đặc phải có nhiệt độ sôi dưới 100 độ C.
- Từ đó, dung dịch tách bằng phương pháp cô đặc tuần hoàn tốt, dung môi ít tạo cặn và có sự bay hơi liên tục.
Đặc điểm thiết bị cô đặc chân không
Thiết bị cô đặc chân không được ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và hóa chất vì có các đặc điểm nổi bật như sau:
- Sau khi cô đặc bằng thiết bị cô đặc chân không, vẫn giữ được chất lượng và tính chất của dung dịch nguyên liệu.
- Có thể cô đặc đến các nồng độ khác nhau.
- Cấu tạo đơn giản, dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.
Bài viết thiết bị cô đặc chân không là phân tích tổng quát về thiết bị cô đặc chân không đang có trên thị trường. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ và chọn được loại thiết bị cô đặc chân không phù hợp với ngành sản xuất của bản thân.