Trong các lĩnh vực phân tích như phân tích sinh vật học, phân tích nhiễm xạ từng phần hay tinh chế chất lỏng hữu cơ,... bộ lọc chân không vốn là một thiết bị thông dụng. Hiện nay, chúng đã được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành của lĩnh vực công nghiệp.
Theo lý thuyết cổ điển, không gian vốn không có chứa vật chất. Do đó, chân không không có thể tích khác 0 nhưng lại có khối lượng bằng 0. Suy ra: vì không có vật chất bên trong, thế nên, môi trường chân không sẽ là một môi trường hoàn toàn không có áp suất.
Từ đó chúng ta có thể hiểu được rằng lọc chân không chính là một quá trình tách riêng hỗn hợp không đồng nhất đang nằm ở dạng huyền phù của môi trường chân không. Và, bộ lọc chân không sẽ là loại thiết bị giúp con người chúng ta thực hiện được quy trình đó một cách đơn giản và nhanh chóng nhất. Thông qua lớp lọc, hỗn hợp không đồng nhất sẽ được phân riêng. Trong khi đó, lớp bã sẽ được giữ lại ở bên trên của lớp lọc và dung dịch sẽ đi qua lớp lọc nhờ áp suất dư so với áp suất ở bên dưới vật ngăn.
Bộ lọc chân không thường được sử dụng nhiều nhất trong các phòng thí nghiệm. Nhiệm vụ chính của chúng là lọc dung môi, lọc các loại khí dùng cho những dung môi sắc ký, pha động,...
Một trong những ưu điểm đáng kể của bộ lọc hút chân không là dễ dàng phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Bên cạnh đó, chúng còn được thiết kế thông minh. Trong quá trình sử dụng hoặc sửa chữa, bảo trì, chúng ta có thể tháo rời từng bộ phận ra một cách khá đơn giản và dễ dàng. Ngoài ra, bộ phận phễu lọc cũng được thiết kế có vạch định mức. Sự tiện lợi này sẽ hỗ trợ mang đến kết quả nghiên cứu được chính xác hơn.
Có khá nhiều loại bộ lọc chân không trên thị trường và những loại này có thể được phân loại chủ yếu dựa trên chất liệu và đường kính lọc.
Bộ lọc chân không bằng chất liệu thủy tinh có ưu điểm đặc biệt chịu được nhiệt độ cao và khả năng ăn mòn hóa chất rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chúng lại dễ dàng bị rơi vỡ hơn. Bên cạnh đó, bộ phễu lọc hút chân không từ chất liệu thủy tinh cũng không chịu được sự tấn công của axit HF.
Chất liệu chủ yếu cấu tạo nên bộ lọc chân không loại này chính là các loại nhựa PES (Polyethersulfone), PC (Polycarbonate), PP (Polypropylene),... Chúng mang tính tiện lợi trong quá trình hấp tiệt trùng và được đánh giá cao về khả năng chịu được sự va đập, hạn chế được quá trình rơi vỡ.
Chủ yếu được sinh ra trên chất liệu thép không gỉ, do đó, bộ lọc hút chân không loại này không chỉ thường được sử dụng khi hấp tiệt trùng mà còn có cả khả năng chịu nhiệt và chịu sự ăn mòn hóa chất rất cao. Tuy nhiên, nếu so sánh với bộ phễu lọc hút chân không bằng nhựa và bằng thủy tinh, mức giá thành của chúng lại đắt hơn hẳn.
Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều nhà cung cấp bộ lọc chân không. Sự cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho không ít người trong chúng ta phải đặt ra những câu hỏi về sự chất lượng, uy tín lẫn mức giá thành. Vì thế, để lựa chọn được một bộ phễu lọc chân không đạt yêu cầu cần và đủ người dùng nên lưu ý đến các yếu tố sau đây:
Bộ lọc chân không đã trở thành một sản phẩm công nghệ vượt trội trên thị trường hiện nay. Chúng sẽ giúp con người chúng ta phân tách được các loại hỗn hợp không đồng nhất ở dạng huyền phù trong môi trường chân không. Nhờ những tác dụng và ưu điểm nổi bật, hiện nay, bộ phễu lọc chân không ngày càng trở phổ biến và quen thuộc với người dùng hơn.