So Sánh Sự Khác Nhau Của Hệ Thống Thủy Lực Và Khí Nén
Bạn đang phân vân không biết nên sử dụng hệ thống thủy lực hay khí nén? Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết so sánh sự khác nhau của hệ thống thủy lực và khí nén sau để biết cách phân biệt giữa chúng và lựa chọn được loại phù hợp nhất.
Thủy lực và khí nén là 2 loại thiết bị truyền động hoạt động theo những đường tương tự. Tuy nhiên chúng có một vài điểm khác biệt, mang lại những tính năng khác nhau và giúp cho chúng phù hợp với những ứng dụng khác nhau. Bài viết sau đây hãy cùng DBK tìm hiểu những điểm khác nhau giữa hệ thống thủy lực và khí nén để bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn và đầu tư hệ thống phù hợp với yêu cầu làm việc của xưởng sản xuất, nhà máy.
Khái niệm về thủy lực và khí nén
Thủy lực
Thủy lực là sự chuyển động và vận chuyển lực của chất lỏng trong môi trường bị giới hạn. Trong môi trường thủy lực, nhờ vào lực đẩy lên trên chất lỏng thì năng lượng sẽ được truyền tải. Khi đó nó sẽ tạo ra một dòng chảy đủ mạnh để vượt qua áp lực gây ra bởi những tải trọng của máy bơm ở cửa ra.
Hệ thống thủy lực được ứng dụng trong công nghiệp sử dụng áp suất từ 1 000 - 5 000 psi hoặc đến hơn 10 000 psi cho những ứng dụng chuyên dụng. Một số thiết bị cần thiết cho hệ thống thủy lực gồm có: Chất lỏng thủy lực, máy bơm, xi lanh, pít tông và van điều khiển để điều khiển được hướng của dòng chảy luôn theo một hướng nhất định.
Khí nén
Khí nén là dạng năng lượng sạch tạo ra áp lực nhằm thay thế cho những dạng năng lượng khác. Dạng năng lượng này được tạo ra từ không khí thiên nhiên hoặc bằng việc sử dụng các phương pháp hóa học rồi nén với lực áp suất là 3000 hay 3600 psi.
Hệ thống khí nén được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau trong y tế và dân dụng,... Để có thể sử dụng được năng lượng khí nén thì cần phải có một số thiết bị đi kèm như: bính tích khí, bình tích áp, máy nén khí,…
So sánh sự khác nhau của hệ thống thủy lực và khí nén
Thủy lực và khí nén đều là những dạng năng lượng phổ biến hiện nay, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Sau đây là một số điểm khác nhau cơ bản của 2 hệ thống này.
Kích thước hệ thống
Nếu so sánh cùng một công suất hoạt động thì hệ thống khí nén có kích thước lớn hơn hệ thống thủy lực.
- Hệ thống khí nén: Gồm nguồn cấp khí nén như bồn chứa, bình tích áp, van, bộ lọc, xi lanh, ống dẫn và phụ kiện.
- Hệ thống thủy lực: Gồm thùng dầu, van, bơm, motor, xi lanh và phụ kiện hoặc nó chỉ đơn giản là một trạm nguồn mini.
Môi chất mang năng lượng
- Hệ thống khí nén: Môi chất để tạo ra năng lượng khí nén đó chính là hơi, không khí được sản sinh ra từ máy nén khí, không khí tự nhiên.
- Hệ thống thủy lực: Môi chất để tạo ra năng lượng thủy lực là chất lỏng như dầu thủy lực, nhớt, nước...
Bộ phận tạo ra năng lượng
Các hệ thống có cấu trúc khác nhau nên bộ phận tạo ra năng lượng của chúng cũng có sự khác biệt:
- Hệ thống khí nén: Thiết bị tạo ra năng lượng gồm xi lanh vuông, xi lanh tròn, xi lanh 2 tầng, xi lanh compact, xi lanh hay ty, máy nén khí.
- Hệ thống thủy lực: Thiết bị tạo ra năng lượng phong phú hơn khí nén, gồm bơm dầu các loại, động cơ dầu, xy lanh thủy lực dạng tròn, vuông.
Áp suất để làm việc
- Hệ thống khí nén: Áp suất làm việc trong khoảng từ 4 – 6bar, một số hệ thống lớn hơn sẽ lên khoảng 8bar.
- Hệ thống thủy lực: Áp suất làm việc lên tới 40 Mpa.
Bởi vậy mà hệ thống thủy lực thường được ứng dụng nhiều các công việc nặng nhọc, có tần suất lớn. Còn hệ thống khí nén thì được ứng dụng đối với những công việc có tần suất vừa và nhỏ.
Mức độ an toàn
- Hệ thống khí nén: Làm việc với mức áp suất thấp và lực nhỏ, môi chất là không khí nên nếu có sự cố rò rỉ thì sẽ không làm ảnh hưởng đến người lao động. Bởi vậy, hệ thống khí nén sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời với mức độ an toàn, uy tín cao khi làm việc trong môi trường có chất hóa học, phóng xạ, độc hại,..
- Hệ thống thủy lực: Nếu như xảy ra sự cố rò rỉ thì sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng, dễ gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến cháy nổ.
Khả năng điều khiển
Xét về khả năng điều khiển thì cả 2 hệ thống này đều rất đơn giản và dễ dàng cho người sử dụng. Tuy nhiên hệ thống thủy lực nhờ có sự kết hợp giữa van lưu lượng, van áp suất, xi lanh, bơm điều chỉnh lưu lượng, các thiết bị điện tự động với servo mà nó có thể thay đổi và ứng dụng vào công việc một cách nhanh chóng hơn.
Phân biệt giá thành
- Hệ thống khí nén: Giá thành rẻ và đa dạng hơn với nhiều thương hiệu từ Á sang Âu để cho khách hàng lựa chọn.
- Hệ thống thủy lực: Có chi phí cao hơn không những về mua sắm ban đầu, khoản lắp đặt mà còn về khoản vệ sinh, bảo dưỡng.
Tổng kết
Trên đây là một vài điểm so sánh sự khác nhau giữa hệ thống thủy lực và khí nén mà bạn có thể tham khảo. Tùy theo nhu cầu và điều kiện làm việc thực tế mà bạn cân nhắc lựa chọn hệ thống phù hợp sao cho vừa đảm bảo hiệu quả lại vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư tối đa. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích dành cho bạn.
Ngày tạo: 2022-10-06 02:47:13 | Người tạo: Phát Review