Ngày nay, phanh thủy lực gần như rất đỗi quen thuộc với chúng ta ở hầu hết các ngành công nghiệp. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm rõ được chúng cũng như những tính năng kèm theo. Do đó, hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về nó.
Phanh thủy lực cũng như hệ thống phanh thủy lực đang được sử dụng vô cùng nhiều trong các ngành công nghiệp nặng, hãy cùng tìm hiểu 2 định nghĩa này cùng chúng tôi nhé!
Phanh thủy lực được thiết kế gồm hệ thống lò xo nén, bầu phanh và guốc phanh. Nói cách khác, chúng gần như là thiết bị luôn luôn tồn tại trong cơ cấu truyền động của các máy gia công. Tiêu biểu như cầu trục, băng tải và palang…
Mặt khác, một bộ phận không thể thiếu của phanh thủy lực chính là con đẩy. Nó sẽ điều chỉnh tốc độ cũng như thời gian phanh để giúp quá trình này xả ra êm và không bị giật với công suất cao. Cũng chính vì tính năng này mà những dòng phanh khác gần như không còn là đối trọng đối với phanh thủy lực ở thời điểm hiện tại.
Hệ thống phanh thủy lực thường xuất hiện trên các dòng xe ô tô phổ biến ở thời điểm hiện tại. Nó là nền tảng cho những hệ thống khác như hệ thống phân phối lực phanh EBD, hệ thống leo dốc HAC… Về cơ bản, hệ thống phanh thủy lực có chức năng giảm tốc độ và hãm xe khi người điều khiển phương tiện ra chỉ thị nhằm hỗ trợ người dùng khi tham gia giao thông.
Pha thủy lực có cấu tạo không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự chắc chắn và tỉ mỉ cao. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua những thành phần cấu tạo của phanh thủy lực.
Thực tế cho thấy phanh thủy lực sẽ hoạt động ở điều kiện đóng, phần má phanh xiết chặt vô tang phanh thông qua bộ lò xo. Tiếp theo, momen phanh thường rất đa dạng nên sẽ dựa vào những kích thủy lực để tùy chọn các loại phanh thủy lực tương ứng với tải trọng của nó.
Bên cạnh đó, phần bầu phanh sẽ hỗ trợ hoạt động song song với động cơ nâng hạ. Khi người dùng cấp điện cho động cơ này thì phần động cơ bơm thủy lực của phanh sẽ bơm dầu nhằm mở phanh ra. Tuy nhiên, hãy lưu ý kiểm tra lực đẩy của con đẩy thủy lực kỹ lưỡng trước khi bơm dầu.
Tiếp theo, phần tang phanh gắn liền với trục động cơ nâng hạ sẽ được mở và hỗ trợ nó quay tự do. Mặt khác, khi tắt nguồn thì động cơ lực lò xo sẽ lập tức đóng má phanh và bó chặt vào tang phanh nhằm hãm động cơ dừng lại. Một ví dụ khác nếu thiếu dầu hay phớt bị rỉ, người sử dụng phải thay bầu phanh ngay lập tức.
Như vậy, các bạn đã phần nào hiểu được vai trò và đặc điểm mà phanh thủy lực mang lại cho cuộc sống xung quanh chúng ta. Một lần nữa, xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và đừng quên để lại góp ý ngay bên dưới bài viết.
Ngày tạo: 2020-10-26 09:24:12 | Người tạo: Phát Review