x Đóng

Bơm thủy lực

Bơm thủy lực là một trong những thiết bị quan trọng và cực kỳ cần thiết trong vận hành hệ thống làm việc bằng dầu, nhớt hay chất lỏng thủy lực. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thêm thông tin về bơm thủy lực cũng như giải đáp một số thắc mắc liên quan đến sản phẩm.

Bơm thủy lực là gì?

Bơm thủy lực có tiếng anh là Hydraulic Pumps. Đây là một trong những thiết bị cực kỳ hữu dụng trong việc giúp chuyển hóa năng lượng từ trục động cơ thành năng lượng. Qua đó góp phần chính cung cấp cho dòng môi chất, thường là dầu thủy lực và sau đó thành lực hay momen nhờ cơ cấu chấp hành là xi lanh thủy lực hay động cơ thủy lực. Bơm thủy lực được đánh giá là thiết bị trung tâm, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống. Hệ thống bao gồm: bơm, động cơ, nguồn cấp dầu, các loại van, xi lanh thủy lực và một số phụ kiện khác.

Nhiều người luôn quan niệm rằng, hệ thống chỉ hoạt động ổn định và đặt năng suất cao nếu như bơm hoạt động tốt. Liệu điều đó là đúng hay sai? Bơm thủy lực được hiểu như là nguồn động lực lớn, là “cánh tay phải” của hệ thống với vai trò thực hiện công đoạn hút chất lỏng thủy lực ở bơm hay thùng chứa, đồng thời đẩy với áp suất cao vào hệ thống. Bơm tay thủy lực thông qua quá trình kiểm soát bằng van thủy lực và kết nối sẽ cung cấp đầy đủ công suất truyền động thủy lực.

bơm thủy lực

Thông số kỹ thuật bơm thủy lực

Nhìn chung, các loại bơm dầu thủy lực thường đa dạng mức áp suất làm việc và thông số kỹ thuật bơm thủy lực thường dao động là:

  • Áp suất lên đến 700 bar hoặc 10000 Psi: Qua đó cho phép lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau như trên thùng dầu…
  • Áp suất lớn nhất vào khoảng 250kg/cm2
  • Áp suất định mức: 210 kg/ cm2
  • Tốc độ: 500- 3000
  • Tầng bơm: 1-3
  • Tốc độ bơm: 3000 vòng/ phút

bom thuy luc

Đặc điểm cấu tạo của bơm thủy lực

Với sự ổn định và mạnh mẽ trong hoạt động, bơm thủy lực được tích hợp rất nhiều bộ phận cao cấp. Cụ thể, cấu tạo của bơm thủy lực bao gồm:

  • Vỏ bơm
  • Đường dầu ra
  • Đường cấp dầu vào
  • Phớt
  • Cánh gạt, bánh răng hay piston (tùy thuộc vào từng loại)

máy bơm thủy lực

Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực

Các loại bơm thủy lực nhìn chung đều hoạt động theo một nguyên lý nhất định. Đó là: Bơm thủy lực cùng với áp suất cao sẽ tạo ra một dòng chảy chất lỏng thủy lực đủ mạnh để vượt qua những áp lực cản trở của tải. Trong suốt quá trình vận hành, thiết bị bơm sẽ lần lượt thực hiện hai chức năng:

  • Trước hết, lực cơ học sẽ tác động để hình thành nên chân không ở phần cửa vào của bơm. Nhờ vào áp suất khí mà lực để đưa dầu, nhớt, chất lỏng thủy lực từ nguồn bơm hay thùng chứa đã được tạo ra.
  • Tiếp theo sau đó, chất lỏng được tạo ra này dưới tác động của lực cơ học sẽ được đưa vào đường vào của bơm và tạo lực đẩy đi vào hệ thống

Nhìn chung, công suất của bơm thủy lực được dễ dàng xác định thông qua: áp suất vận hành và và dòng chảy cung cấp bởi bơm. Một điều bạn luôn cần phải ghi nhớ đó chính là bơm tạo ra dòng chảy của chất lỏng và dầu chứ không tạo ra áp suất. Chính vì vậy mà nếu áp suất đầu ra của bơm bằng 0 thì điều đó cho thấy rằng bơm không được đấu nối với hệ thống do tạo ra dòng chảy cần thiết giúp chống lại lưu lượng chất lỏng trong hệ thống, đời thời thúc đẩy làm tăng áp suất lên.

cách điều chỉnh bơm thủy lực

Các loại bơm thủy lực thường gặp

Để giúp mọi người dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn mua bơm thủy lực ưng ý, phù hợp, bài viết này sẽ giới thiệu sơ qua về các loại bơm thủy lực thường thấy trên thị trường ngày nay. Với những đặc điểm cấu tạo, hãng sản xuất, thương hiệu khác nhau,... hứa hẹn sẽ đem lại những loại sản phẩm phù hợp với từng loại yêu cầu công việc khác nhau.

Bơm thủy lực bánh răng (Bơm nhông – Gear Pump)

Bơm thủy lực bánh răng còn được biết đến với tên gọi khác là bơm nhông. Nếu như các bạn đang muốn tìm kiếm một loại bơm hút đẩy dầu, nhớt với áp suất làm việc và lưu lượng không quá lớn hay không có nhu cầu sử dụng cao thì không nên bỏ qua bơm bánh răng thủy lực. Bơm bánh răng bao gồm hai loại:

  • Bơm bánh răng ăn khớp ngoài
  • Bơm bánh răng ăn khớp trong

Ưu điểm

  • Kết cấu bơm đơn giản nhưng linh hoạt, có khả năng chống chịu được sự quá tải trong thời gian ngắn và có thể tự do điều chỉnh áp suất cũng như lưu lượng của bơm. Bơm còn đặc biệt bơm được các chất lỏng có tính siêu nhớt, siêu đặc như keo, mật ong, cao su hay thậm chí là thủy tinh nóng chảy
  • Trọng lượng nhẹ và kích thước tương đối nhỏ gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và lắp đặt
  • Cấu tạo chặt chẽ với chất liệu cao cấp, chất lượng giúp tạo độ bền cao, giúp cho hoạt động của bơm diễn ra đều đặn và liên tục
  • Tuổi thọ trung bình cao và có thể hoạt động trong thời gian dài mà không phải lo lắng quá nhiều cho việc sửa chữa hay bảo trì, bảo dưỡng
  • Tốc độ quay chậm, phù hợp nhờ vào bơm bánh răng ăn khớp trong

Nhược điểm

  • Khó theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động của máy
  • Khó phát hiện ra những hỏng hóc do máy được thiết kế kín

bơm thủy lực bánh răng

Bơm thủy lực piston (hướng trục, hướng tâm)

Bơm thủy lực piston được biết đến là loại bơm thủy lực hoạt động với áp suất cao. Loại bơm này đặc biệt được sử dụng cho những công việc nặng nhọc và đòi hỏi lưu lượng sử dụng cao. Bơm thủy lực piston có hoạt động hút và đẩy chất lỏng dựa trên một nguyên tắc cơ bản đó chính là: Sự thay đổi thế tích trong bơm. Trong đó, piston đóng vai trò quyết định và quan trọng khi chuyển động tịnh tiến qua lại. Bơm thủy lực piston có hai loại:

  • Bơm thủy lực piston hướng tâm
  • Bơm thủy lực piston hướng trục

Ưu điểm

  • Với thiết kế và cấu tạo đơn giản, hiện đại, bơm thủy lực piston đặc biệt “ghi điểm” vào khả năng tự hút tốt, tạo được áp cao. Nhờ đó mà thúc đẩy cho quá trình vận chuyển chất lỏng được linh hoạt hơn, dễ dàng hơn so với các loại máy bơm khác.
  • Không chỉ cho ra hiệu suất làm việc cao, thiết bị còn có thể thay đổi được dung lượng làm và có tổn thất lưu lượng chất lỏng nhỏ giúp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể
  • Giảm tối thiểu dao động trong máy khi làm việc với áp suất cao.

Nhược điểm

  • Do có thiết kế, cấu tạo phức tạp, và có khối lượng lớn nên khá cồng kềnh trong việc di chuyển cũng như lắp đặt
  • Áp suất bên trong xi lanh không đều, lưu lượng dịch chuyển không đồng bộ
  • Giá thành tương đối cao so với các loại máy bơm khác

bơm thủy lực piston

Bơm thủy lực cánh gạt (Bơm lá – Vane Pumps)

Bơm thủy lực cánh gạt từ lâu đã chiếm được đông đảo sự quan tâm, tin dùng của mọi người. Ngoài ra, thiết bị này còn được biết đến với gọi với tên khác là bơm lá. Hiện nay, trên thị trường có hai loại bơm đó là: Bơm cánh gạt kép, bơm cánh gạt đơn. Thông thường, một bơm cánh gạt sẽ có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:

  • Vỏ bơm
  • Đường dầu cấp vào
  • Đường dầu đẩy ra
  • Stato
  • Cánh gạt
  • Trục
  • Rotor

Ưu điểm

  • Bơm làm việc ít tạo ra tiếng ồn, không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
  • Có thể điều chỉnh lưu lượng bơm thông qua việc thay đổi tâm xoay của Rotor so với Stator
  • Không chỉ cho ra năng suất làm việc cao mà bơm thuỷ lực cánh gạt còn dễ dàng tháo lắp để bảo dưỡng và sửa chữa

Nhược điểm

  • Không phù hợp trong việc bơm các loại chất lỏng có độ đặc cao và áp suất cao
  • Chi tiết cánh gạt dễ bị mài mòn nếu thường xuyên làm việc ở tốc độ cao
  • Độ ổn định lưu lượng phụ thuộc lớn vào số lượng cánh gạt

bơm thủy lực cánh gạt

Bơm thủy lực trục vít

Bơm thuỷ lực trục vít cũng chính là dạng bơm biến thể của bơm thủy lực bánh răng. Người ta gọi là bơm trục vít khi góc nghiêng lớn kèm với số bánh răng ít hơn. Sự biến thể này giúp cho chất lỏng hay dầu đi từ khoang hút sang khoang nén theo chiều của trục vít mà không cần phải có sự chèn dầu tại các chân ren. Dựa vào cấu tạo bơm trục vít được chia thành ba loại chính:

  • Loại bơm một trục vít (One-screw pump)
  • Loại bơm hai trục vít (Two-screw pump)
  • Loại bơm ba trục vít (Three-screw pump)
  • Ngoài ra còn có bơm 4 trục nhưng ít dùng.

Ưu điểm

  • Với khả năng làm việc với số vòng quay lớn, bơm thuỷ lực trục vít cho ra độ tin cậy cao
  • Kích cấu nhỏ gọn, đảm bảo chắc chắn với quá trình làm việc khá êm, tốc độ dòng chảy đều và ổn định
  • Tuổi thọ trung bình của bơm cao
  • Hiệu suất, năng suất làm việc tốt

Nhược điểm

  • Quá trình chế tạo còn khá phức tạp vì đòi hỏi và yêu cầu cần có độ chính xác cao
  • Khó sửa chữa, phục hồi khi bị hỏng hóc, bị lỗi do cấu trúc bơm không đơn giản

bơm thủy lực trục vít

Bơm thủy lực mini

Bơm thủy lực thông thường có kích thước rất nhỏ gọn, có thể là chỉ khoảng vài cân cho đến vài chục cân... Điều này có thể dễ hiểu do một số lĩnh vực, ứng dụng yêu cầu kích thước nhỏ, do đó mà bơm thuỷ lực mini đã nhanh chóng được chế tạo ra với kích thước chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay. Bơm thủy lực mini nhìn chung được chế tạo khó hơn rất nhiều so với các dòng bơm thủy lực thông thường khác trong công nghiệp.

Ưu điểm

  • Gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển, mang theo trong quá trình làm việc
  • Giá thành tương đối, phải chăng
  • Đảm bảo năng suất và hiệu quả công việc
  • Động cơ hoạt động ổn định, tốt

Nhược điểm

Thường chỉ phù hợp với một số ứng dụng nhất định yêu cầu thiết bị bơm có kích thước nhỏ

bơm thủy lực mini

Giá bơm thủy lực

Trên thị trường ngày nay cho ra mắt khá nhiều sản phẩm bơm thuỷ lực với sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng… đến từ những thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Điều này tạo nên sự chênh lệch đáng kể về mức giá của bơm thuỷ lực.

Nếu bạn có điều kiện kinh tế hạn hẹp hoặc đơn giản là nhu cầu sử dụng ít thì bạn hoàn toàn có thể mua máy bơm thuỷ lực với mức giá chỉ từ 2 triệu VNĐ. Còn nếu khá giả hơn và có nhu cầu sử dụng thường xuyên thì “ngại” gì mà không đầu tư hẳn vào một chiếc máy có giá thành tuy hơi “chát” nhưng lại chất lượng “tuyệt đỉnh” nhỉ?

giá bơm thủy lực

Ứng dụng của bơm thủy lực

Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những ứng dụng của bơm dầu thuỷ lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến như:

  • Bơm thủy lực được ứng dụng rộng rãi trong việc tạo ra dòng chất lỏng có áp lực cao giúp phục vụ các hoạt động sản xuất. Qua đó phần nào giúp tiết kiệm sức người, giảm lượng nhân công, tăng năng suất cũng như sản lượng và tiết kiệm được một khoản chi phí bỏ ra
  • Bơm thủy lực kết hợp với kích nâng thủy lực phục vụ chủ yếu cho các nhà máy cơ khí chế tạo, chế tạo sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và lắp ráp ô tô, luyện kim, chế biến gỗ, hóa chất, sản xuất giấy, công nghiệp nhựa, hàng không…
  • Đối với bơm thủy lực mini: ứng dụng vào lắp đặt cánh tay robot cho ngành lắp ráp máy móc, linh kiện, dệt may…
  • Lắp cho các bộ nguồn phục vụ vận tải hàng hóa, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, xử lý rác thải hay trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện…

catalog bơm thủy lực

Một số lưu ý khi chọn mua bơm thủy lực phù hợp

Việc tìm mua được loại bơm thuỷ lực phù hợp với nhu cầu sử dụng rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến lực của cơ cấp chấp hành xi lanh, đồng thời cũng gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng bơm, đảm bảo an toàn cho hệ thống. Dưới đây là một số những lưu ý cần “bỏ túi” trước khi chọn mua bơm thuỷ lực:

  • Cần kiểm tra độ cân bằng giữa khớp nối
  • Điều chỉnh ốc bắt từ đầu bơm xuống đế bơm và động cơ xuồng đế bơm
  • Lựa chọn loại bơm phù hợp với vị trí và không gian lắp đặt của nhà/ doanh nghiệp bạn

bơm thủy lực cũ

Trên đây là những thông tin cơ bản về sản phẩm bơm thuỷ lực. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm được cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm. Chúc các bạn sớm sở hữu những chiếc máy bơm thuỷ lực chất lượng, ưng ý với giá thành phải chăng!

Ngày tạo: 2020-10-24 16:34:37 | Người tạo: Phát Review

giỏ hàng dbk 0 (0) sản phẩm.