Các loại kích thủy lực
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kích thủy lực, chúng khác nhau về hình dáng, kích thước, công dụng,... Và dưới đây là bài viết về cách phân biệt các loại kích thủy lực hiện nay
Phân loại kích thủy lực theo chiều nâng
Kích thủy lực có thể được phân loại theo chiều nâng, bao gồm kích thủy lực 1 chiều và kích thủy lực 2 chiều. Và dưới đây là so sánh về hai loại kích thủy lực này:
Kích thủy lực 1 chiều (Single-Acting Hydraulic Cylinder)
- Kích thủy lực 1 chiều hoạt động bằng cách sử dụng áp lực từ chất lỏng thủy lực để tạo lực đẩy trong một hướng duy nhất. Thường thì, khi áp lực được áp dụng, nòng của xi lanh thủy lực sẽ được đẩy ra một cách hiệu quả.
- Để đưa xi lanh trở lại vị trí ban đầu sau khi lực đẩy được thực hiện, thường sẽ cần sử dụng một lực khác như trọng lực hoặc lực đàn hồi từ một nguồn bên ngoài.
- Kích thủy lực 1 chiều thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi lực đẩy một cách hiệu quả ở một hướng cụ thể, chẳng hạn như cần cẩu, cổng chắn, thiết bị xây dựng và các ứng dụng khác.
Kích thủy lực 2 chiều (Double-Acting Hydraulic Cylinder)
- Kích thủy lực 2 chiều sử dụng chất lỏng thủy lực để tạo lực đẩy cũng như là lực kéo. Năng lượng từ chất lỏng thủy lực được sử dụng để đẩy nòng của xi lanh thủy lực ra hoặc kéo nó vào một cách hiệu quả.
- Khi áp lực thủy lực được áp dụng một cách thích hợp, nòng của xi lanh có thể được di chuyển cả hai hướng, cho phép thực hiện cả lực đẩy và lực kéo.
- Kích thủy lực 2 chiều thường được ứng dụng và các tình huống đòi hỏi khả năng thực hiện cả lực đẩy và lực kéo, như trong các thiết bị nâng hạ, máy công cụ, thiết bị khuôn mẫu,…
Phân loại theo trọng lượng nâng
Phân loại theo trọng lượng nâng giúp tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng cũng như khách hàng dễ dàng lựa chọn cho những công việc khác nhau phù hợp theo từng loại khác nhau.
Kích thủy lực 500kg
Dòng kích nhẹ với khả năng nâng trọng lượng tối đa 500kg. Thường được sử dụng trong các ứng dụng cần nâng hạ nhẹ nhàng và linh hoạt. Hành trình tối đa là 1,5m
Kích thủy lực từ 1 tới 10 tấn
Các bộ phận chung thường sẽ gồm bình chất lỏng công tác, piston, van và khóa. Có khả năng chịu áp lực, chống chịu mài mòn tốt do được chế tạo bằng thép hợp kim cường độ cao và được xử lí nhiệt.
Đối với kích thủy lực 10 tấn sẽ có loại kích đứng hoặc kích ngang tùy thuộc vào yêu cầu của công việc, ngoài ra nó còn có thể kết nối với bơm rời thế nên cần kết nối với bơm thủy lực để sử dụng được kích.
Kích thủy lực từ 15 tới 100 tấn
Hầu hết các loại thủy lực trong khoảng này đều có khả năng đáp ứng, chịu tải tốt ở đối với các công việc có yêu cầu cao. Có khả năng chịu lực , độ bền cao do được làm từ thép hợp kim bền bỉ, chống mài mòn.
Đối với kích thủy lực 15 tấn được trang bị van xả áp giúp kích thủy lực hồi áp nhanh hơn thông thường. Sử dụng rộng rãi cho máy xây dựng, máy công nghiệp và các phương tiện giao thông
Kích thủy lực loại lớn từ 150 tới 500 tấn
Dòng kích mạnh mẽ với khả năng nâng trọng lượng hạng nặng, phù hợp cho các ứng dụng công nghiệp, xây dựng đặc biệt, sửa chữa và bảo trì, cần nâng hạ các trọng lượng rất lớn. Thuận lợi cho các không gian hẹp, nhỏ cần được kiểm tra, bảo trì và sửa chữa
Phân loại theo hình dáng
Sản phẩm kích thủy lực có thể được phân thành 6 loại dựa trên hình dáng và cấu trúc, để phù hợp với các nhu cầu cụ thể của các công việc, chức năng khác nhau.
Để dễ dàng hơn cho khách hàng trong việc đưa ra lựa chọn thì dưới đây là mô tả về 6 loại kích thủy lực hoặc được gọi là con đội này
Con đội thường (Plain Ram Hydraulic Jack)
Con đội thường là dạng kích thủy lực đơn giản. Cũng có thể gọi đây là con đội 1 chiều hoặc kích thủy lực 1 chiều. Thường được sử dụng cho các công việc cần nâng hạ thẳng đứng, như nâng lên hoặc hạ xuống.
Con đội móc (Toe Jack)
Con đội móc có một nòng chéo dưới dạng móc, giúp định vị tốt hơn và thích hợp cho việc nâng từng góc độ. Dùng để nâng các vật thể có dạng không đối xứng hoặc không thể nâng bằng con đội thường. Đa dạng trong cách nâng khi có thể nâng từ phía dưới sát mặt đất hoặc từ phía trên của vật cần nâng
Con đội rùa đẩy hàng (Hydraulic Bottle Jack)
Con đội rùa đẩy hàng có hình dáng như cái tên của nó, với nòng thẳng và đầu cực rộng. Thường được sử dụng để nâng các vật thể có kích thước lớn và cần một kích thước tiếp xúc lớn để tránh tạo áp lực quá lớn trên bề mặt.
Loại hàng hóa thông dụng của con đội rùa đẩy hàng là các thiết bị máy móc công nghiệp, thiết bị cơ khí… Nó còn có thể hỗ trợ con người trong việc di chuyển hàng hóa bằng sử dụng kết hợp với bánh xe và kích chân để tạo thành một hệ thống
Con đội kê (Hydraulic Wedge Jack)
Con đội kê có hình dáng giống một cái tháp có 4 chân trụ và chóp. Thường được sử dụng phổ biến trong các ga-ra xe hơi để nâng và định vị những chiếc xe lên cho các dịch vụ thay lốp hoặc sửa chữa bên dưới gầm xe,... hoặc trong các không gian hạn chế hoặc vị trí khó tiếp cận.
Kích thủy lực cá sấu (Hydraulic Crocodile Jack)
Kích thủy lực cá sấu có hình dáng giống với đầu một con cá sấu với. Cũng giống như con đội kê, kích thủy lực cá sấu cũng được sử dụng phổ biến trong các ga-ra xe hơi nhưng khác biệt là kích thủy lực này dùng để nâng hạ các vật thể có bề mặt không đều hoặc gồ ghề.
Người dùng có thể dễ dàng luồn nó vào gầm xe hơi vì kích thủy lực cá sấu được thiết kế nằm sát sàn và có phần thân dài hơn con đội cứng. Khi nâng thì xi lanh của của kích sẽ nằm vuông góc với thân
Con đội lùn (Low Profile Hydraulic Jack)
Con đội lùn có thiết kế thấp, thường được sử dụng trong những không gian hạn chế chiều cao. Thích hợp cho việc nâng các vật thể ở vị trí thấp hoặc trong các khoảng không nhỏ, hẹp.
Phân loại theo cấu tạo
Theo cấu tạo kích thủy lực có 3 loại đó là kích thủy lực dài, kích thủy lực nằm ngang, kích thủy lực rỗng tâm. Dưới đây hãy cùng DKB Việt Nam tìm hiểu về sự khác biệt của chúng
Kích thủy lực dài (Long Stroke Hydraulic Jack)
Kích thủy lực dài có thiết kế phần thân dài hơn so với các loại thông thường, cho phép chúng có quãng đường nâng hạ lớn hơn. Được ưa chuộng sử dụng trong các xưởng cơ khí, chế tạo, ga-ra xe hơi,...
Kích thủy lực nằm ngang (Horizontal Hydraulic Jack)
Kích thủy lực nằm ngang có thiết kế cho phép nâng hạ ở hướng ngang thay vì thẳng đứng. Có khả năng hoạt động 2 chiều. Thường được sử dụng trong các ứng dụng cần đẩy hoặc nâng theo hướng ngang, các thiết bị nặng vài trăm tấn, và phải có hỗ trợ từ bơm điện thủy lực 2 vòi dầu, thì kích thủy lực nằm ngang mới có thể sử dụng được
Kích thủy lực rỗng tâm (Hollow Plunger Hydraulic Jack)
Kích thủy lực rỗng tâm có hình trụ với lỗ trống ở giữa và thông suốt, còn có tên gọi khác là kích rút thủy lực là loại kích lý tưởng để kéo căng cáp, bu lông,...
Phân loại theo nguyên lý hoạt động
Ngoài những phân loại nêu trên thì kích thủy lực còn được phân loại theo nguyên lý hoạt động dựa vào nguồn năng lượng giúp cho những kích thủy lực này hoạt động
Kích thủy lực dùng điện (Electric Hydraulic Jack)
Ưu điểm của kích thủy lực dùng điện đó là khả năng nâng lớn, thời gian nâng nhanh và thường thấy trong các xưởng sửa chữa xe hơi,... nhưng nhược điểm đó là chỉ khi có điện mới hoạt động được và không có cách nào khác để thay thế.
Kích thủy lực dùng hơi (Pneumatic Hydraulic Jack)
Dòng kích thủy lực này hoạt động với sự của khí nén giúp người sử dụng tiết kiệm công sức, thời gian thực hiện công việc của người sử dụng, gia tăng công suất làm việc
Kích thủy lực bơm tay (Hand Pump Hydraulic Jack)
Đây là loại kích thủy lực thủ công nhất so với 2 loại ở trên, như tên của kích thủy lực thì người sử dụng phải dùng sức người để nâng những vật có tải trọng thấp và trung bình. Nhược điểm là quá trình nâng sẽ mất thời gian và sức lực nhưng sẽ không bị phụ thuộc vào bất cứ nguồn năng lượng nào khác như điện,...
Ngày tạo: 2023-08-12 10:32:11 | Người tạo: Phát Review