x Đóng

Cấu Tạo Bơm Điện Thủy Lực

Nếu bạn muốn sử dụng một máy bơm điện thủy lực một cách có hiệu quả nhất nhưng vẫn đang mơ hồ về những thành phần cấu tạo nên thiết bị chuyên dụng này. Thì đừng bỏ lỡ bài viết mà chúng tôi sắp gửi đến các bạn bên dưới đây.

Hiện nay, trong các hệ thống chuỗi nhà máy lớn đều có một khối lượng công việc rất lớn nên các thiết bị, máy móc của họ phải hoạt động rất nhiều. Vì thế nhằm cung cấp chất lỏng thủy lực cho các thiết bị này một cách nhanh nhất và tự động thì bơm điện thủy lực luôn là lựa chọn được tin dùng nhất so với các máy bơm tay truyền thống khác. Nhằm để giúp các bạn hiểu hơn nhiều về các cấu tạo bên trong một bơm điện thủy lực này thì hãy cùng chúng tôi đến phần bên dưới đây.

Cấu tạo của bơm điện thủy lực

Nhằm đem đến khả năng bơm dầu thủy lực với một hiệu suất rất cao cũng như tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian của người vận hành thì bơm điện thủy lực sẽ có một cấu tạo khác so với các máy bơm bình thường khác như sau:

1. Thùng chứa dầu

Đây là một bộ phận có phần thiết kế chiếm 80% diện tích máy nên thùng chứa dầu sẽ được làm bằng thép hoặc gang cũng như được phủ lên trên bề mặt 2 lớp polyme để đem đến một khả năng bền bỉ lâu dài cũng như chịu được mài mòn tốt, chống trầy xước tốt, chống nhiệt độ cao tốt và chống chọi được điều kiện môi trường xung quanh. Với bộ phận này sẽ có khả năng như chứa dầu và cung cấp dầu cho hệ thống.

2. Đồng hồ đo áp suất

Theo dõi và đo áp suất một cách chính xác nhất thì đồng hồ đo áp suất là một thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của bơm điện thủy lực này. Khi đã có sự trợ giúp của đồng hồ đo áp suất này thì người sử dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc sớm phát hiện ra những vấn đề về công suất trên thiết bị và đảm bảo cho bơm điện thủy lực tránh được những rủi ro gây nguy hiểm.

3. Hệ thống lọc

Để đảm bảo cho lượng dầu đầu ra trong bơm điện thủy lực được sạch nhất và đạt tiêu chuẩn nhất để các máy móc được bơm có thể hoạt động trơn tru mà không bị gặp bất cứ trục trặc gì về vận hành thì hệ thống lọc là một thiết bị không thể thiếu. Vì hiện nay 80% những vấn đề phát sinh trên các máy móc thiết bị khi đang vận hành thì đều liên quan đến độ sạch của chất lỏng thủy lực chưa đạt đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra.

Cấu tạo của bơm điện thủy lực

4. Động cơ điện

Đây là một bộ phận thiết yếu tạo nên sự khác biệt của bơm điện thủy lực so với các máy bơm thủy lực khác. Động cơ điện có nhiệm vụ chuyển hóa lượng điện năng tạo ra cơ năng với công suất đầu ra cực lớn để truyền tải dòng cháy một cách nhanh nhất. Ngoài ra, người dùng còn có thể tùy chọn giữa động cơ 1 pha hoặc 3 pha tùy nhu cầu.

5. Dây thủy lực

Một trong những bộ phận quan trọng có nhiệm vụ giúp kết nối giữa máy bơm và hệ thống là ống thủy lực, thường được gọi là dây tuy ô. Chức năng chính của nó là vận chuyển và điều hướng chất lỏng truyền đến máy móc như máy bơm, van, xilanh,… Các tính năng khác ngoài việc truyền dầu bao gồm khả năng chứa dầu, khả năng chịu áp suất cao và khả năng chịu nhiệt độ. Tùy vào loại bơm điện thủy lực 1 chiều hay hai chiều mà sử dụng 1 ống hoặc 2 ống thủy lực.

6. Hệ thống van

Hệ thống van có nhiệm vụ chính kiểm soát dòng chảy của chất lỏng dạng dầu. Vị trí của đường ống xác định hướng đi của dòng dầu. Chỉ khi van yêu cầu thì mới có thể kích hoạt hệ thống thủy lực. Do đó, bạn nên tìm kiếm loại van thủy lực phù hợp để đáp ứng yêu cầu sử dụng.

7. Một số thành phần khác

Ngoài ra, trong cấu tạo hoàn chỉnh của một máy bơm điện thủy lực sẽ gồm có các thành phần khác như sau, bao gồm: nắp thùng dầu, cổng kết nối phía trước, công tắc nguồn,...

cấu tạo của bơm thủy lực

Có nên sử dụng bơm điện thủy lực không?

Bơm điện thủy lực là một thiết bị có công suất vừa lớn, vừa giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức cho người vận hành hơn so với các thiết bị máy bơm truyền thống khác nên câu trả lời ở đây tất nhiên là có rồi. Ngoài ra, bơm điện thủy lực khi được kết hợp với các máy móc khác sẽ đem lại nhiều lợi ích như:

  • So với việc sử dụng bơm tay đơn thuần khiến tốn nhiều sức hơn thì việc kết hợp giữa kích với bơm điện sẽ giúp nâng hạ các vật lớn êm ái, nhẹ nhàng và ít tốn sức hơn. Việc lựa chọn khá đơn giản vì mỗi loại kích thước sẽ phù hợp với công suất của máy bơm.
  • Việc sử dụng bơm tay sẽ không thiết thực và mang lại hiệu quả cao như bơm điện kết hợp với máy đột lỗ do tốc độ đột rất nhanh và tần suất phải làm việc liên tục. Ngoài ra, nó còn đem lại một sự chính xác rất cao, đảm bảo an toàn và không lãng phí.
  • Bên cạnh đó, trong ngành cơ khí chế tạo thì các kỹ sư thường kết hợp máy bơm điện với máy uốn. Nhằm làm tăng tốc độ uống, tăng sự chính xác và dễ dàng đáp ứng linh hoạt những thao tác với máy uốn.

Có nên sử dụng bơm điện thủy lực không?

Kết luận

Với đầy đủ những cấu tạo bơm điện thủy lực như thùng chứa dầu, động cơ điện, hệ thống van, tuy ô thủy lực, hệ thống lọc, đồng hồ đo áp, nắp thùng,... sẽ đem đến sự hoạt động hiệu quả và đồng bộ nhất khi sử dụng bơm điện thủy lực này. Bơm điện thủy lực hoạt động đơn giản, tính năng làm việc cao, tương thích với nhiều loại máy khác nhau,... bạn nên có cho mình một máy như thế để sử dụng. Nếu như bạn có nhu cầu cần mua bơm điện thủy lực giá rẻ nhưng đảm bảo được chất lượng cao nhất thì mau đến với DBK vì luôn có sẵn hàng.

Ngày tạo: 2022-10-24 10:21:15 | Người tạo: Phát Review

giỏ hàng dbk 0 (0) sản phẩm.